Thủ tục cho người lao động nghỉ hưu

Thủ tục cho người lao động nghỉ hưu. Người lao động muốn nghỉ hưu phải đáp ứng được các điều kiện gì, thủ tục như thế nào? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé.

1. Độ tuổi nghỉ hưu của Người lao động

Tuổi nghỉ hưu đối với lao động nữ trong điều kiện lao động bình thường được quy định tại Nghị định 135/2020/NĐ-CP như sau:

Lao động nam

Lao động nữ

Năm nghỉ hưu

Tuổi nghỉ hưu

Năm nghỉ hưu

Tuổi nghỉ hưu

2021

60 tuổi 3 tháng

2021

55 tuổi 4 tháng

2022

60 tuổi 6 tháng

2022

55 tuổi 8 tháng

2023

60 tuổi 9 tháng

2023

56 tuổi

2024

61 tuổi

2024

56 tuổi 4 tháng

2025

61 tuổi 3 tháng

2025

56 tuổi 8 tháng

2026

61 tuổi 6 tháng

2026

57 tuổi

2027

61 tuổi 9 tháng

2027

57 tuổi 4 tháng

Từ năm 2028 trở đi

62 tuổi

2028

57 tuổi 8 tháng

2029

58 tuổi

2030

58 tuổi 4 tháng

2031

58 tuổi 8 tháng

2032

59 tuổi

2033

59 tuổi 4 tháng

2034

59 tuổi 8 tháng

Từ năm 2035 trở đi

60 tuổi

Trong đó, theo khoản 3, 4 Bộ luật lao động 2019 thì:

Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao hay một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với bảng trên.

2. Thủ tục hưởng chế độ hưu trí

Độ tuổi nghỉ hưu của Người lao động

Theo quy định tại Nghị định 46/2010/NĐ-CP, trình thực hiện thủ tục hưởng chế độ hưu trí bao gồm các bước sau đây:

Bước 1: Thông báo thời điểm nghỉ hưu

Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 46, thời điểm nghỉ hưu của công chức là ngày 01 của tháng liền kề sau tháng công chức đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định. Trường hợp trong hồ sơ của công chức không ghi rõ ngày, tháng sinh trong năm thì thời điểm nghỉ hưu là ngày 01 tháng 01 của năm liền kề sau năm công chức đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.

Tuy nhiên, có một số trường hợp mà thời điểm nghỉ hưu sẽ được lùi so với quy định, cụ thể là các trường hợp sau đây:

- Lùi không quá 01 tháng đối với một trong các trường hợp: thời điểm nghỉ hưu trùng với ngày nghỉ Tết Nguyên đán; công chức có vợ hoặc chồng, bố, mẹ (vợ hoặc chồng), con bị từ trần, bị Tòa án tuyên bố mất tích; bản thân và gia đình công chức bị thiệt hại do thiên tai, địch họa, hỏa hoạn;

- Lùi không quá 03 tháng đối với một trong các trường hợp: bị bệnh nặng hoặc bị tai nạn có giấy xác nhận của bệnh viện;

- Lùi không quá 06 tháng đối với trường hợp đang điều trị bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành, có giấy xác nhận của bệnh viện.

Sau khi xác định được thời điểm nghỉ hưu, trước 06 tháng tính đến thời điểm nghỉ hưu, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức phải ra thông báo bằng văn bản về thời điểm nghỉ hưu để và chuẩn bị người thay thế.

Bước 2: Ra quyết định nghỉ hưu

Trước 03 tháng tính đến thời điểm nghỉ hưu, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức phải ra quyết định nghỉ hưu.

Bước 3: Báo giảm lao động và chốt sổ BHXH (Khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)

Sau khi ra quyết định nghỉ hưu, đơn vị phối hợp với tổ chức BHXH thực hiện Báo giảm - Chốt sổ BHXH cho người lao động.

Bước 4: Lập hồ sơ hưởng lương hưu (Khoản 1 Điều 110 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)

Trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm người lao động được hưởng lương hưu, đơn vị nộp hồ sơ hưởng lương hưu cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Bước 5: Chi trả lương hưu

Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động. (Khoản 4 Điều 110 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)

3. Hồ sơ hưởng lương hưu

Hồ sơ hưởng lương hưu sẽ được thực hiện theo Tiết a Điểm 1.2.2 Khoản 1 Điều 6 Quyết định 166/QĐ-BHXH ban hành quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH, chi trả các chế độ BHXH, BHTN. Cụ thể, hồ sơ gồm có:

- Sổ BHXH.

- Quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí theo mẫu ban hành kèm theo Nghị định 46/2010/NĐ-CP hoặc Quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí theo mẫu số 12-HSB hoặc văn bản chấm dứt hợp đồng lao động hưởng chế độ hưu trí.

Trường hợp công chức nghỉ hưu do suy giảm khả năng lao động (KNLĐ) thì hồ sơ cần bổ sung thêm Biên bản giám định mức suy giảm KNLĐ của Hội đồng giám định y khoa đối với người nghỉ hưu do suy giảm KNLĐ hoặc bản sao giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp (tương đương mức suy giảm KNLĐ 61%) đối với người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

=> Hồ sơ hưởng lương hưu tương đối nhẹ nhàng và dễ dàng cho người lao động

4. Điều kiện hưởng lương hưu

Điều kiện hưởng lương hưu được quy định tại điều 219 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động;

b) Đủ tuổi theo quy định tại khoản 3 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021;

c) Người lao động có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;

d) Người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động, trừ trường hợp Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Công an nhân dân, Luật Cơ yếu, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng có quy định khác;

b) Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 3 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021;

c) Người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

3. Lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động thì được hưởng lương hưu.

Khi người lao động đáp ứng được các điều kiện trên thì họ được hưởng lương hưu. Lương hưu chính là một phần đảm bảo của người lao động khi họ đã về già, không đủ khả năng lao động kiếm sống. Mức hưởng lương hưu cao hay thấp phụ thuộc vào số năm người đó tham gia bảo hiểm xã hội và thời điểm người đó nghỉ hưu.

Mọi người cần biết rõ các điều kiện này để đảm bảo các quyền lợi của mình khi nghỉ, tránh trường hợp xin nghỉ khi chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu.

Mời các bạn tham khảo thêm tại mục Hỏi đáp pháp luật trong phần văn bản pháp luật nhé.

Bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
1 16.171
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm