Bộ đội là công chức hay viên chức 2024?

Bộ đội là công chức hay viên chức? Bộ đội là những người có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu đánh bại kẻ thù xâm lược, bảo vệ Tổ quốc. Có nhiệm vụ và vai trò quan trọng là vậy, họ có vị trí như thế nào trong cơ quan nhà nước, là công chức hay viên chức? Bài viết dưới đây của HoaTieu.vn sẽ giải đáp chi tiết thắc mắc trên cho độc giả.

Sự khác nhau giữa công chức và viên chức
Sự khác nhau giữa công chức và viên chức

1. Phân biệt công chức và viên chức

Để nắm rõ sự khác nhau giữa công chức và viên chức, mời các bạn tham khảo bảng phân biệt công chức - viên chức dưới đây.

Tiêu chíCông chứcViên chức
Khái niệm

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức CT-XH ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc QĐND mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc CAND mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

(Khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019)

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

(Điều 2 Luật Viên chức 2010)

Chế độ làm việcLàm công việc công vụ mang tính thường xuyênLàm việc theo thời hạn của hợp đồng làm việc
Chế độ tiền lươngHưởng lương từ ngân sách nhà nướcHưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập
Chế độ bảo hiểm

- Phải tham gia BHXH bắt buộc, BHYT (Điều 2 Luật BHXH 2014, Khoản 6 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2014);

- Không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

(Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013)

- Phải tham gia BHXH bắt buộc, BHYT (Điều 2 Luật BHXH 2014, Khoản 6 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2014);

- Phải tham gia Bảo hiểm thất nghiệp.

(Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm)

Hình thức xử lý kỷ luật

Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:

- Khiển trách.

- Cảnh cáo.

- Hạ bậc lương.

- Buộc thôi việc.

Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:

- Khiển trách.

- Cảnh cáo.

- Giáng chức.

- Cách chức.

- Buộc thôi việc.

(Điều 7 Nghị định 112/2020/NĐ-CP)

Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý:

- Khiển trách.

- Cảnh cáo.

- Buộc thôi việc.

Đối với viên chức quản lý:

- Khiển trách.

- Cảnh cáo.

- Cách chức.

- Buộc thôi việc.

Ngoài ra có thể bị hạn chế hoạt động nghề nghiệp.

(Điều 15 Nghị định 112/2020/NĐ-CP)

Vị trí công tác

Làm việc trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở các cấp trung ương, tỉnh, huyện, quận, thị xã

Làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập

Về cấp bậc

Phân thành các ngạch khác nhau

Phân theo các chức danh nghề nghiệp

2. Bộ đội là công chức hay viên chức?

Hình ảnh minh họa sĩ quan trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
Hình ảnh minh họa sĩ quan trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

Bộ đội là tên gọi thường được dùng để chỉ chung cho những người tham gia công tác trong ngành Quân đội tại Việt Nam.

Tuy nhiên, chính xác thì Bộ đội là những người có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu đánh bại kẻ thù xâm lược, bảo vệ Tổ quốc.

Căn cứ khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 2008, sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam được định nghĩa như sau:

Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (sau đây gọi chung là sĩ quan) là cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực quân sự, được Nhà nước phong quân hàm cấp úy, cấp tá, cấp tướng.

Như vậy Sĩ quan công tác trong Quân đội là cán bộ nhà nước chứ không phải công chức hay viên chức.

Theo Điều 10 Nghị định 06/2010/NĐ-CP quy định Công chức trong cơ quan, đơn vị của Quân đội nhân dân và Công an nhân dân bao gồm:

Người làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp.

Tại Khoản 2 Điều 2 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng năm 2015 quy định:

Công nhân và viên chức quốc phòng là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, được tuyển chọn, tuyển dụng vào Quân đội nhân dân theo vị trí việc làm hoặc chức danh nghề nghiệp mà không thuộc diện được phong quân hàm sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp và hạ sĩ quan, binh sĩ.

Theo quy định này, thì viên chức quốc phòng được hiểu là những cá nhân có quốc tịch Việt Nam, đáp ứng đủ trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ và được tuyển chọn, tuyển dụng vào làm việc trong Quân đội nhân dân theo vị trí việc làm hoặc chức danh nghề nghiệp. Các cá nhân này khi làm việc trong Quân đội nhân dân không được phong quân hàm sĩ quan hay quân nhân chuyên nghiệp.

Qua những quy định được đề cập ở trên, có thể thấy thành phần công tác trong quân đội bao gồm cả cán bộ, công chức, viên chức. Tuy nhiên, không phải ai cũng làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu. Để phân biệt một cá nhân là công chức, viên chức hay cán bộ cần căn cứ vào vị trí, chức danh nghề nghiệp của họ để xác định.

Bài viết trên đã giải đáp cho câu hỏi: Bộ đội là công chức hay viên chức?

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
4 612
2 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Hoàng Thạch Thảo
    Hoàng Thạch Thảo

    Công an là viên chức hay công chức vậy bạn?

    Thích Phản hồi 08/06/22
    • Ban Quản Trị HoaTieu.vn
      Ban Quản Trị HoaTieu.vn

      Căn cứ các quy định hiện giờ thì sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an không phải là công chức. Những đối tượng khác nếu trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, làm việc trong các đơn vị thuộc Công an nhân dân (đáp ứng các điều kiện nêu tại Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức 2019) và Trưởng Công an xã tại xã chưa có công an chính quy là công chức bạn nhé.

      Thích Phản hồi 08/06/22
  • Minh Ngọc
    Minh Ngọc

    Cho mình hỏi Hiệu trưởng là công chức hay viên chức?

    Thích Phản hồi 08/06/22
    • Ban Quản Trị HoaTieu.vn
      Ban Quản Trị HoaTieu.vn

      Hiệu trưởng là viên chức quản lý theo quy định tại Nghị định 115/2020/NĐ-CP bạn nhé.

      Thích Phản hồi 08/06/22