Phân biệt Tố tụng hình sự và Tố tụng dân sự

Tải về

Sự khác nhau giữa tố tụng dân sự và tố tụng hình sự. Phân biệt tố tụng dân sự, tố tụng hình sự? HoaTieu.vn xin giới thiệu tới các bạn sự khác biệt giữa Tố tụng hình sự và Tố tụng dân sự qua bài viết dưới đây. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

1. Tố tụng dân sự là gì?

Tố tụng dân sự là quá trình tổng hợp tất cả các quy phạm pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa toà án, viện kiểm sát và những người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết án dân sự, thi hành án dân sự.

2. Tố tụng hình sự là gì?

Tố tụng hình sự là quá trình xem xét đánh giá một hành vi có phải hành vi phạm tội theo quy định của Luật hình sự hay không, người thực hiện hành vi phải chịu trách nhiệm hình sự như thế nào, sau khi tuyên án thì thi hành án hình sự.

3. Phân biệt Tố tụng hình sự và Tố tụng dân sự

Tố tụng hình sựTố tụng dân sự
Chủ thể tham gia tố tụng

- Cơ quan điều tra; Viện kiểm sát; Toà án, và những người tiến hành tố tụng.

- Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn; bị đơn dân sự (nếu có), người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, người làm chứng, người bào chữa.

- Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng.

- Trong đó, người tiến hành tố tụng bao gồm:
Đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch và người định giá tài sản.

Xác định sự thật, chứng cứMuốn buộc tội một ai đó thì các cơ quan tiến hành tố tụng có nghĩa vụ phải chứng minh với những bằng chứng, lý lẽ thỏa đáng.

Đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. 
Đương sự có nghĩa vụ chứng minh.

Nguyên nhânPhát hiện hành vi tội phạm theo Bộ luật hình sự.Các chủ thể phát sinh tranh chấp

Như vậy có thể thấy tố tụng dân sự và hình sự là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau về các bên. Xét về tính chất thì tố tụng hình sự có tính chất nghiêm trọng hơn, tính cưỡng ép cao hơn. Những người bị truy tố tội phạm hình sự thường chịu hình phạt nặng hơn xử phạt dân sự và hành chính.

Căn cứ pháp lý:

4. Khác biệt cơ bản giữa tố tụng dân sự và tố tụng hình sự?

Hệ thống pháp luật xét về mặt cấu trúc được cấu thành bởi pháp luật nội dung và pháp luật hình thức (hay còn được biết đến là pháp luật tố tụng). Cả hai cấu thành này đều có ý nghĩa quan trọng trên cả lý thuyết lẫn thực định. Pháp luật tố tụng hiện nay gồm 3 loại chính: đó là pháp luật tố tụng dân sự, pháp luật tố tụng hình sự và pháp luật tố tụng hành chính. Trên thực tế, vấn đề về tố tụng hình sự và tố tụng dân sự là 2 vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm nhất. Trong phạm vi bài viết này, HoaTieu.vn sẽ đề cập đến 2 điểm khác biệt cơ bản nhất.

Thứ nhất, về nguyên tắc chứng minh.

- Một trong những nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất của pháp luật tố tụng hình sự nói chung là nguyên tắc suy đoán vô tội. Điều này có nghĩa là khi bạn bị cơ quan có thẩm quyền bắt giữ thì nghĩa vụ chứng minh bạn có phạm tội thuộc về cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Cơ quan điều tra, cơ quan công tố). Bạn không có nghĩa vụ phải tự chứng minh mình vô tội. Trong trường hợp, các cơ quan có thẩm quyền này không thể chứng minh được bạn phạm tội thì bạn sẽ được xem là vô tội theo nguyên tắc suy đoán vô tội.

- Ngược lại, trong pháp luật tố tụng dân sự, nghĩa vụ chứng minh là của các đương sự. Nghĩa là, khi bạn nộp đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết 1 tranh chấp dân sự nào đó, bạn có nghĩa vụ phải tìm những chứng cứ, tự lập luận, chứng minh cho đơn khởi kiện của mình là đúng. Bên cạnh đó, trong vai trò bị đơn, người bị khởi kiện cũng phải tự mình thu thập chứng cứ và chứng minh rằng yêu cầu của nguyên đơn là không hợp lý. Hay nói một cách khái quát hơn, trong một vụ án dân sự, Tòa án đóng vai trò một người trung gian xem xét, nhìn nhận chứng cứ do 2 bên đưa ra và phân xử.

Thứ hai, về nguyên tắc thỏa thuận. Nghĩa là các bên trong quan hệ dân sự sẽ ưu tiên vấn đề thoả thuận giữa các bên, nếu như các bên đồng ý với thoả thuận đó dù có sai lệch với quy định đôi chút thì vẫn được chấp thuận. Còn trong pháp luật hình sự thì không được phép thoả thuận giữa các bên, khi phát hiện có tội là bị đưa ra truy tố trước pháp luật. Cụ thể:

- Pháp luật hình sự là pháp luật công, việc bạn vi phạm pháp luật hình sự nghĩa là bạn đã vi phạm trật tự xã hội do Nhà nước thiết lập. Do vậy, bạn không có quyền thỏa thuận mình có phạm tội hay không.

Chẳng hạn như A cướp tài sản của B, sau khi bị truy tố bởi Viện kiểm sát thì A đến gặp B và đưa ra đề nghị bồi thường gấp đôi giá trị tài sản mà B bị cướp để B rút đơn khởi kiện đối với A. Thỏa thuận này sẽ là vô hiệu bởi lẽ hành vi của A được đánh giá là hành vi nguy hiểm cho xã hội do xâm phạm trật tự công. Dù B có rút đơn khởi kiện thì A vẫn bị xét xử theo pháp luật hình sự.

- Trái lại, tôn trọng sự thỏa thuận tự nguyện, phù hợp với pháp luật của các bên là nguyên tắc tối quan trọng của pháp luật dân sự. Chẳng hạn như A nợ B 500 triệu đồng nhưng không trả, A làm đơn khởi kiện tại Tòa án yêu cầu B trả. Ngay sau đó, A và B thỏa thuận một cách tự nguyện được rằng A sẽ trả cho B 100 triệu và B sẽ xóa nợ hoàn toàn cho A. Lúc này, Tòa án sẽ tôn trọng thỏa thuận của các bên chứ không thể ra 1 phán quyết bắt A phải trả toàn bộ số tiền này.

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Phân biệt Tố tụng hình sự và Tố tụng dân sự. Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật chuyên mục Dân sự, Hình sự liên quan.

Đánh giá bài viết
3 5.786
Phân biệt Tố tụng hình sự và Tố tụng dân sự
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm