Phân biệt chức năng của Toà án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân

Phân biệt chức năng của Toà án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân. Toà án và Viện Kiểm sát nhân dân đều là hai cơ quan trong bộ máy nhà nước Việt Nam. Hai cơ quan này có những chức năng bổ trợ lẫn nhau và nhằm thực thi pháp luật trong xã hội một cách nghiêm minh. Vậy hai cơ quan này có chức năng khác nhau là gì? Hãy cùng Hoatieu.vn tìm hiểu cụ thể nhé.

1. Toà án nhân dân là gì?

Toà án nhân dân là cơ quan xét xử nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.

Theo quy định tại điều 3 Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 2014 quy định thì Toà án nhân dân có cơ cấu tổ chức như sau:

  • Tòa án nhân dân tối cao.
  • Tòa án nhân dân cấp cao.
  • Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
  • Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương.
  • Tòa án quân sự.

Trong đó Toà án quân sự là một toà án xét xử những vụ án liên quan đến lĩnh vực quân sự của Việt Nam nhằm đảm bảo cho những thông tin quân sự được bảo mật và bảo vệ đất nước Việt Nam.

Còn lại những cấp toà án được tổ chức từ Trung ương đến địa phương và tổ chức xét xử theo tính chất và mức độ của vụ án.

Toà án nhân dân có nhiệm vụ là:

  • Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
  • Bằng hoạt động của mình, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.
Phân biệt chức năng của Toà án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân
Phân biệt chức năng của Toà án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân

2. Viện Kiểm sát nhân dân là gì?

Căn cứ theo Luật tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân 2014:

Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ là bảo vệ Hiến pháp, pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

Hệ thống tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân ở Việt Nam bao gồm:

  • Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
  • Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;
  • Viện kiểm sát nhân dân tỉnh;
  • Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện;
  • Viện kiểm sát quân sự các cấp;

Như vậy trong hệ thống kiểm sát cũng được phân thành hai lĩnh vực dân sự và quân sự. Những vụ việc quân sự sẽ được viện kiểm sát quân sự điều tra và đưa ra xét xử.

3. Phân biệt chức năng của Toà án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân

Toà án nhân dânViện Kiểm sát nhân dân
Chức năng

- Thực hiện quyền xét xử, thực hành các quyền tư pháp.

Cụ thể Toà án nhân dân có quyền căn cứ theo quy định của pháp luật để ra quyết định xử phạt, quyết định, bản án với vụ việc được đưa ra xét xử.

Nghĩa là khi một vụ việc, vụ án được đưa ra cơ quan Toà án xét xử thì cơ quan sẽ căn cứ quy định pháp luật phù hợp và áp dụng quy định đó với các bên liên quan nhằm xử phạt hoặc chấm dứt một vấn đề nào đó.

- Thực hiện quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.

Cụ thể quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân là Viện kiểm sát sẽ nhân danh nhà nước và căn cứ vào hành vi phạm tội của tội phạm để buộc tội người vi phạm.

Nghĩa là khi có dấu hiệu phạm tội thì Viện kiểm sát sẽ tìm hiểu điều tra và tìm kiếm kẻ phạm tội và truy tố người có hành vi phạm tội ra Toà án để xét xử.

Bên cạnh đó Viện kiểm sát nhân dân còn có quyền giám sát mọi hoạt động của Toà án nhằm đảm bảo tính chính xác và minh bạch.

Có thể thấy cả Toà án và Viện kiểm sát nhân dân đều là cơ quan thực hiện pháp luật với hình thức áp dụng pháp luật với người trái quy định pháp luật.

4. Mối quan hệ giữa Toà án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân

Từ sự khác nhau về chức năng trên có thể thấy rằng Toà án và Viện Kiểm sát có mối quan hệ mật thiết. Toà án hoạt động độc lập, khi có vụ việc xảy ra thì Viện Kiểm sát sẽ truy tố người phạm tội ra trước Toà án để xét xử và Toà án sẽ xem xét và ra phán quyết cho tội phạm. Nhưng mọi hoạt động của Toà án đều được Viện Kiểm sát kiểm tra, giám sát.

Ví dụ: A có hành vi cố ý gây thương tích bị cơ quan điều tra phát hiện và Viện kiểm sát xem xét truy tố A với tội danh cố ý gây thương tích ra trước Toà án. Khi đó Toà án sẽ xem xét và áp dụng quy định xử phạt phù hợp với A với tội danh cố ý gây thương tích. Trong phiên toà xét xử thì sẽ có Toà án, Viện kiểm sát, Tội phạm và có thể có luật sư.

Khi A bị Viện Kiểm sát buộc tội thì Luật sư đại diện cho A sẽ bảo vệ và đưa ra chứng cứ nhằm bảo vệ A. Còn Toà án sẽ xem xét lập luận của hai bên và đưa ra pháp quyết cuối cùng.

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Phân biệt chức năng của Toà án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân. Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật liên quan.

Đánh giá bài viết
1 252
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm