Tính dân tộc của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện ở kế thừa và phát huy?
Tính dân tộc của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện ở kế thừa và phát huy? Xây dựng nhà nước pháp quyền là đường hướng mà nhà nước ta hướng tới và khẩn trương xây dựng, hoàn thiện qua các kì họp của Bộ chính trị. Mời bạn đọc tham khảo bài viết trong bài viết dưới đây nhé.
Tìm hiểu về nhà nước pháp quyền
- 1. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là gì?
- 2. Đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền
- 3. Tính dân tộc của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện ở kế thừa và phát huy?
- 4. Tính dân tộc của nhà nước ta được thể hiện như thế nào dưới đây?
- 5. Tính dân tộc của pháp luật được thể hiện ở?
1. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là gì?
Nhà nước pháp quyền được khẳng định trong Hiến pháp 2013, cụ thể tại Điều 2 như sau:
- Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân;
- Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam do Nhân dân làm chủ, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức;
- Quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Có thể hiểu nhà nước pháp quyền là nhà nước lấy pháp luật làm cơ sở pháp lí thống nhất cho việc điều hành mọi mặt hoạt động của nhà nước, của xã hội, của mọi công dân, dùng pháp luật làm chuẩn mực để phân biệt tính hợp pháp và không hợp pháp; việc được làm và không được làm trong thi hành pháp luật của các cơ quan và cán bộ nhân viên nhà nước, trong việc tuân thủ pháp luật của mọi công dân, tóm lại là một nhà nước phục tùng một trật tự pháp lí loại trừ tình trạng vô chính phủ và tư nhân phục thù, các quyền dân chủ công dân đều được bảo đảm. Trong nhà nước pháp quyền không một cơ quan, tổ chức nào, không một cá nhân nào đứng trên pháp luật và đứng ngoài pháp luật.
2. Đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền
Nhà nước pháp quyền XHCN mang những đặc trưng cơ bản sau đây:
- Nhà nước pháp quyền là biểu hiện tập trung của chế độ dân chủ. Dân chủ vừa là bản chất của nhà nước pháp quyền vừa là điều kiện, tiền đề của chế độ nhà nước.
- Nhà nước pháp quyền được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
- Nhà nước pháp quyền tôn trọng, đề cao và đảm bảo quyền con người trong mọi lĩnh vực hoạt động của Nhà nước và xã hội.
- Quyền lực nhà nước trong nhà nước pháp quyền được tổ chức và thực hiện theo các nguyên tắc dân chủ: phân công quyền lực và kiểm soát quyền lực.
- Nhà nước pháp quyền gắn liền với một cơ chế bảo vệ Hiến pháp và pháp luật phù hợp.
- Trong nhà nước pháp quyền, quyền lực nhà nước luôn được giới hạn trong các mối quan hệ: Nhà nước và kinh tế; Nhà nước và xã hội.
3. Tính dân tộc của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện ở kế thừa và phát huy?
Tính dân tộc của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện ở kế thừa và phát huy những giá trị văn hoá, đạo đức, truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta ở trong pháp luật và trong đời sống.
Nhà nước ta có chính sách dân tộc đúng đắn, chăm lo lợi ích mọi mặt cho các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam và thực hiện đoàn kết dân tộc, coi đoàn kết dân tộc, đoàn kết toàn dân là đường lối chiến lược và động lực to lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
3.1. Tính dân tộc của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được kế thừa và phát huy trong pháp luật
Trong các văn bản pháp luật của nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện được tính dân tộc sâu sắc như:
- Theo điều 17 Luật di sản văn hóa Việt Nam thì nhà nước cũng tôn trọng, khuyến khích người dân phải bảo tồn, gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình và phải làm giàu khi tàng di sản văn hóa dân tộc Việt Nam.
- Hoặc theo điều 116 Bộ luật hình sự 2015 quy định những hành vi thù hằn, kỳ thị, chia rẽ dân tộc, xâm phạm đến quyền bình đẳng giữa các dân tộc thì đều bị phạt từ từ 7 đến 15 năm.
- Còn theo Luật hôn nhân và gia đình cũng quy định con cái có nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ khi về già là cũng ghi nhận truyền thống hiếu thảo, uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta.
3.2. Tính dân tộc của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được kế thừa và phát huy trong đời sống
Còn ở đời sống nhân dân, tính dân tộc được kế thừa và phát huy dưới sự khuyến khích, bảo vệ của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vì thế người dân luôn luôn gìn giữ nét văn hóa dân tộc từ xưa đến nay như:
- Truyền thống hôn nhân với sự thuỷ chung, gia đạo hoà thuận với sự yêu thương chăm lo con cái và sự hiếu thảo của con cháu được người đời truyền lại đến ngày nay.
- Những dân tộc được tự do phát huy những nét văn hóa độc đáo và cũng xây dựng giàu mạnh hơn những truyền thống dân tộc của mình.
- Những cuộc thi tìm hiểu về lịch sử văn hóa được cơ quan nhà nước tổ chức luôn được nhiều tầng lớp nhân dân tham gia và hưởng ứng tích cực.
4. Tính dân tộc của nhà nước ta được thể hiện như thế nào dưới đây?
A. Nhà nước ta là Nhà nước của các dân tộc
B. Nhà nước chăm lo lợi ích mọi mặt cho các dân tộc ở Việt Nam
C. Dân tộc nào cũng có chữ viết riêng
D. Mỗi dân tộc có bản sắc riêng của mình
Trả lời đáp án đúng là B. Tính dân tộc của nhà nước ta được thể hiện là Nhà nước chăm lo lợi ích mọi mặt cho các dân tộc ở Việt Nam
5. Tính dân tộc của pháp luật được thể hiện ở?
Pháp luật được ban hanh bởi Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam vì thế cũng sẽ mang trong mình những đặc điểm dân tộc sâu sắc. Tính dân tộc là những truyền thống, nét đẹp của dân tộc được truyền tải vào trong những văn bản pháp luật. Cụ thể tính dân tộc của pháp luật được thể hiện ở các văn bản quy phạm pháp luật.
Ví dụ về tính dân tộc của nhà nước ta:
- Tính dân tộc còn được thể hiện ở truyền thống uống nước nhớ nguồn là pháp luật quy định cụ thể những ngày lễ để ghi nhớ công ơn người đi trước như ngày 30/4 và 1/5, ngày giỗ tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch hằng năm mọi người đều được nghỉ để tưởng nhớ.
- Tính dân tộc còn được thể hiện thường xuyên như văn bản pháp luật quy định về ngôn ngữ quốc gia là Tiếng Việt, lá cờ tổ quốc hay bài quốc ca của nước nhà.
- Tính dân tộc còn được thể hiện ở nhà nước ta công nhận ghi tên những dân tộc khác nhau trên khắp đất nước. Nhà nước ghi nhận nước ta có 54 dân tộc anh em, thể hiện sự bình đẳng và đoàn kết dân tộc với nhau.
- Ngoài ra pháp luật, chính sách nhà nước đặt ra luôn luôn công bằng đảm bảo cho mọi dân tộc được phát triển bình đẳng. Những dân tộc, đồng bào thiểu số sẽ được nhà nước tạo điều kiện, hỗ trợ phát triển về mọi mặt. Đây là tính dân tộc của nhà nước ta được thể hiện trong việc nhà nước chăm lo lợi ích mọi mặt cho các dân tộc Việt Nam.
Mỗi điều khoản pháp luật đều mang tính dân tộc sâu sắc mà chúng ta cần sự hiểu biết và nghiên cứu để hiểu được.
Trên đây, Hoatieu.vn đã phân tích và giúp bạn đọc tìm hiểu về Tính dân tộc của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện ở kế thừa và phát huy? Bài viết chỉ mang tính tham khảo, tùy tình huống thực tế có các căn cứ pháp lý khác, nên sẽ có sự sai biệt với nội dung giới thiệu trên.
Mời bạn đọc tham khảo các bài viết liên quan tại mục Dân sự mảng Hỏi đáp pháp luật của HoaTieu.vn:
- Chia sẻ:Phương Nga
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Dân sự
Mua đất trong quá trình hôn nhân đứng tên một người được không?
Làm tài khoản định danh điện tử có mất phí hay không?
Trình tự, thủ tục tiếp dân tại UBND xã
Những trường hợp không được đơn phương ly hôn 2024
Cách phân biệt tiền giả, tiền thật chuẩn nhất 2024
Huyết áp cao có phải đi nghĩa vụ quân sự không?