Tài nguyên thiên nhiên là gì? Phân loại tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên thiên nhiên là gì? Phân loại tài nguyên thiên nhiên. Tài nguyên thiên nhiên là những nguồn tài nguyên vốn có của tự nhiên mà con người đang sử dụng chúng. Vậy cụ thể đó là những tài nguyên nào. Hãy cùng hoatieu.vn tìm hiểu cụ thể nhé.
Tài nguyên thiên nhiên
1. Tài nguyên thiên nhiên là gì?
Tài nguyên thiên nhiên (TNTN) là nguồn của cải vật chất nguyên khai, được hình thành và tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng được để đáp ứng các nhu cầu trong cuộc sống. Tài nguyên thiên nhiên gồm các dạng năng lượng vật chất, thông tin tự nhiên, tồn tại khách quan ngoài ý muốn con người có giá trị, tự thân con người có thể sử dụng được trong hiện tại và tương lai để phục vụ cho sự phát triển của xã hội.
Tài nguyên thiên nhiên chính là nguồn lợi mà con người hiện tại đang sử dụng. Ví dụ như tài nguyên đất để con người trồng cây, xây nhà; tài nguyên nước con người đang dùng để uống và sinh hoạt; tài nguyên rừng để lấy gỗ;... Có thế thấy con người sinh sống được là nhờ vào nguồn tài nguyên vốn có của tự nhiên.
2. Các loại tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên thiên nhiên được phân thành 5 loại chính là:
Tài nguyên đất:
Tài nguyên đất bao gồm đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, dùng để sản xuất công nghiệp;
Cụ thể theo điều 10 Luật đất đai 2013 quy định về nhóm đất nông nghiệp và phi nông nghiệp là:
1. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
b) Đất trồng cây lâu năm;
c) Đất rừng sản xuất;
d) Đất rừng phòng hộ;
đ) Đất rừng đặc dụng;
e) Đất nuôi trồng thủy sản;
g) Đất làm muối;
h) Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh;
2. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
a) Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
c) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
d) Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác;
đ) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;
e) Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác;
g) Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;
h) Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;
i) Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
k) Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở;
Tài nguyên rừng:
Tài nguyên rừng bao gồm động vật, thực vật, lâm sản,...
Tài nguyên rừng là nguồn tài nguyên có thể tái tạo được nhưng khi con người sử dụng quá mức thì khả năng tái tạo như ban đầu rất khó khăn. Tài nguyên rừng rất quan trọng đối với khí quyển, đất đai và mùa màng vì rừng giúp điều hoà nhiệt độ không khí và thải ra những khí O2 cho bầu khí quyển trong lành.
Tài nguyên nước:
Tài nguyên nước thì bao gồm nước ngọt, nước biển, các loài động vật dưới nước và năng lượng thuỷ điện được tạo từ nước,...
Theo quy định của Luật tài nguyên nước quy định: ”Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biển thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”
Cho thấy pháp luật Việt Nam cũng có luật quy định cụ thể về việc sử dụng, bảo vệ, khai thác tài nguyên nước được bảo đảm và hiệu quả. Tài nguyên nước là tài nguyên không thể thiếu trong cuộc sống của con người trong khi cơ thể con người chiếm hơn 80% là nước và hằng ngày con người vẫn phải uống nước.
Tài nguyên nước được khai thác và sử dụng là nước ở sông, suối, kênh, rạch, hồ, ao, đầm, phá, biển, các tầng chứa nước dưới đất, mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ nước khác.
Tài nguyên gió:
Tài nguyên gió là tài nguyên có sự thay đổi lớn về không gian và thời gian. Gió được thổi phụ thuộc và địa hình và khoảng thời gian trong năm mà hướng có có thể khác nhau. Gió thông thường sẽ được thổi từ khu vực áp cao về khu vực có áp thấp. Vì vậy việc đánh giá tài nguyên gió là khá khó khăn.
Tài nguyên biển:
Tài nguyên biển bao gồm muối, thực vật thuỷ sinh, địa điểm du lịch.
Tài nguyên biển rất quan trọng đối với nước ta vì nước ta có đường bờ biển dài từ Bắc xuống Nam tạo điều kiện cho nước ta phát triển kinh tế. Vì vậy nước ta cũng ban hành Luật Biển để bảo vệ và quy định về những hành động liên quan đến biển nhằm bảo vệ chặt chẽ môi trường biển hiện nay.
3. Phân loại tài nguyên thiên nhiên
Dựa vào khả năng tái tạo ta có thể phân loại tài nguyên như sau:
- Tài nguyên tái tạo được: là tài nguyên có thể bổ sung và duy trì bằng những hoạt động của con người như rừng, động vật, thực vật, nước, đất đai,..
- Tài nguyên không tái tạo được: là tài nguyên không thể bổ sung và hồi phục được như những tài nguyên về khoảng sản là dầu mỏ, quặng, đá vôi, than chì,...
- Tài nguyên vĩnh cửu: là tài nguyên không bị cạn kiệt và luôn tồn tại như mặt trời, gió, sóng biển,.. Con người đang nhận ta tầm quan trọng của tài nguyên vĩnh cửu và đang dần nghiên cứu chuyển sang sử dụng những tài nguyên vĩnh cửu này.
Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Tài nguyên thiên nhiên là gì? Phân loại tài nguyên thiên nhiên. Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật liên quan.
- Chia sẻ:Vũ Thị Uyên
- Ngày:
Tham khảo thêm
Tại sao bảo vệ nguồn nước ngọt là yêu cầu cấp bách của tất cả các quốc gia trên thế giới hiện nay?
Nghị định 68/2022/NĐ-CP chức năng, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường
Bài tuyên truyền Tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường
Là học sinh em cần làm gì để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
Thế nào là nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền?
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27