Là học sinh em cần làm gì để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

Là một học sinh em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ môi trường của chúng ta hay mỗi học sinh cần làm gì để góp phần bảo vệ thiên nhiên là câu hỏi chúng ta cần đặt ra và trả lời để chung tay góp phần bảo vệ thiên nhiên và môi trường. Dưới đây là một số gợi ý giúp các em nắm được cách trả lời câu hỏi là một học sinh em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ môi trường biển của chúng ta? Là học sinh em cần làm gì để bảo vệ môi trường không khí? để đưa ra những biện pháp thiết thực nhất bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên.

Em sẽ làm gì để bảo vệ môi trường?

Là học sinh em cần làm gì để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Để góp phần bảo vệ môi trường xung quanh, các bạn có thể tham khảo những biện pháp sau đây:

1. Dọn dẹp vệ sinh lớp học, khuôn viên nhà ở

Bác Hồ đã từng nói “tuổi nhỏ làm việc nhỏ”, vì thế không cần làm những gì quá lớn lao, chỉ cần các em thường xuyên quét dọn lớp học, làm sạch khuôn viên nhà ở, đường phố tại địa phương mình sinh sống đã là hành động mang ý nghĩa tốt đẹp trong việc bảo vệ môi trường.

2. Vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi

Với câu hỏi sinh viên và học sinh làm gì để bảo vệ môi trường thì hành động vứt rác đúng nơi quy định và không xả rác bừa bãi cũng chính là câu trả lời phù hợp. Lý do, một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường là xuất phát từ việc vứt rác bừa bãi, nếu ý thức bảo vệ môi trường của học sinh, sinh viên được nâng cao trong trường hợp này sẽ cải thiện được vấn đề.

3. Hạn chế sử dụng túi nilon

Các em biết không phải mất hàng trăm năm túi nilon mới có thể phân hủy, hơn nữa quy trình sản xuất túi nilon cũng cần sử dụng lượng lớn nguyên liệu dầu khí, phẩm màu và các hóa chất nên rất có hại cho môi trường. Do vậy học sinh, sinh viên bảo vệ môi trường bằng việc hạn chế sử dụng túi nilon là hành động nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn.

Các em có thể sử dụng giấy báo, các nguyên liệu tự nhiên như lá chuối để gói đồ đựng đồ hay các loại túi tự phân hủy, túi vải sử dụng nhiều lần cũng rất tốt, hoặc hãy mang theo một chiếc hộp đựng thức ăn nhỏ xinh mỗi khi mua đồ ăn sáng.

4. Tiết kiệm điện, nước trong sinh hoạt

Việc tiết kiệm điện, nước trong sinh hoạt cũng là gợi ý hay dành cho những em học sinh, sinh viên đang thắc mắc về câu hỏi em cần làm gì để bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số gợi ý cụ thể:

Đối với nguồn nước: Không xả nước bừa bãi, chỉ sử dụng lượng nước vừa đủ cho các hoạt động vệ sinh trường lớp, vệ sinh cá nhân và chú ý khóa vòi nước sau mỗi lần sử dụng.

Đối với nguồn điện: Tại trường, tắt điện phòng học trong những tiết thể dục ngoài trời, khi tan học nên tắt tất cả các bóng điện trước khi ra về. Tại nhà, chỉ bật điện ở những khu vực cần thiết tắt điện trong nhà tắm và WC khi đã sử dụng xong, tắt tivi và các thiết bị sử kết nối với nguồn điện khi không còn sử dụng ..

5. Tích cực trồng cây xanh

Thêm một gợi ý hoàn hảo cho nghi vấn “Là học sinh, sinh viên em cần làm gì để bảo vệ môi trường?” nữa, đó là đối với lớp học sinh nhỏ tuổi, các em có thể tham gia trồng cây xanh ngay trong chính khuôn viên trường học và nhà ở của mình theo hướng dẫn của thầy cô, ba mẹ.

Trong khi đó, những em học sinh lớn tuổi hơn và sinh viên cũng thế, có thể tham gia thêm các hoạt động trồng cây gây rừng mang tính cộng đồng để hạn chế và khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương em, cũng như trên toàn quốc.

6. Hăng hái tham gia các phong trào bảo vệ môi trường

Tùy theo độ tuổi để các em chọn cho mình những hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp. Đối với các em nhỏ có thể tham gia các cuộc thi liên quan đến bảo vệ môi trường và động vật hoang dã do nhà trường tổ chức để trang bị thêm kiến thức.

Những em học sinh, sinh viên lớn hơn thì có thể tham gia vào các câu lạc bộ, các tổ chức bảo vệ môi trường và phòng chống biến đổi khí hậu, bảo vệ hệ sinh thái mang quy mô lớn hơn.

7. Không tiếp tay cho hành vi tổn hại đến môi trường

Gợi ý tiếp theo để nâng cao trách nhiệm bảo vệ môi trường của công dân nói chung, trách nhiệm bảo vệ môi trường của học sinh, sinh viên nói riêng là không tiếp tay cho những hành động gây tổn hại đến môi trường, ví dụ như: Bỏ cây, chặt phá rừng, vứt rác bừa bãi ra môi trường xung quanh, buôn bán động vật hoang dã ..

Trên đây là một số cách để bảo vệ môi trường dành cho học sinh, sinh viên. Em đã làm gì để bảo vệ môi trường trong số những gợi ý trên đây hay chưa? Nếu chưa, hãy thực hiện ngay hôm nay để được tận hưởng không gian sống Xanh – Sạch – Đẹp nhé!

Là học sinh em sẽ làm gì để bảo vệ môi trường biển

- Không xả rác, xả nước thải ra sông và biển khi chưa được xử lý.

- Nghiêm ngặt trong giao thông thủy, tránh tai nạn và tràn dầu.

- Tăng cường bảo vệ các mỏ dầu khí trên biển.

- Khai thác thủy hải sản hợp lý.

- Khai thác du lịch biển đảo hợp lý.

- Có những chính sách, điều lệ bảo vệ biển đảo.

- Vận động mọi người có ý thức bảo vệ môi trường biển.

Một số biện pháp để bảo vệ môi trường

1. Giữ gìn cây xanh

Cây xanh hấp thụ khí carbon dioxide, ngăn xói mòn đất và cung cấp môi trường sinh thái cho mọi sinh vật sống. Ở mức độ quốc gia là chú trọng việc bảo vệ rừng, trồng cây phủ xanh đồi trọc.

Cây xanh điều hoà không khí, cung cấp môi trường sống. Ở phạm vi nhỏ là ý thức bảo vệ cây xanh nơi công cộng, trồng cây quanh nhà để lấy bóng mát, hoặc trồng các loại cây cảnh trong nhà hay rau sạch… như vậy sẽ giúp bạn có không khí trong lành và giải trí sau ngày làm việc căng thẳng.

Giữ gìn cây xanh bằng cách chọn những vật trang trí nội thất từ các chất liệu thân thiện với sinh thái như gỗ, tre chẳng hạn, nhưng đừng quá chạy theo mốt bởi những bộ tủ, bàn ghế bằng gỗ quý hiếm.

2. Sử dụng các chất liệu từ thiên nhiên

Bạn có biết rằng thuốc bảo vệ thực vật và các loại hóa chất sử dụng trong vệ sinh hằng ngày đang làm chúng ta chết dần? Chúng là một trong những nguyên nhân gây ra các căn bệnh như Parkinson, ung thư và các bệnh liên quan đến não. Phân vi sinh, mỹ phẩm thiên nhiên, thuốc Đông y… đang là xu hướng ngày nay.

3. Rút các phích khỏi ổ cắm

Có lẽ bạn không biết rằng việc để cho các thiết bị điện gia dụng ở chế độ “chờ” trong thời gian dài đã làm tiêu tốn một lượng điện lớn, vì vậy hãy rút các chuôi cắm ra khỏi ổ hoặc tắt nguồn tất cả các thiết bị như máy sấy tóc, máy vi tính, tivi, thiết bị sạc điện thoại di động… khi không sử dụng.

4. Sử dụng năng lượng sạch

Hãy sử dụng các nguồn năng lượng có thể tái tạo bất cứ khi nào có thể như năng lượng từ gió, ánh nắng mặt trời… Đây là các loại năng lượng sạch vì việc sản xuất và tiêu thụ chúng không làm phát sinh khí thải gây hiệu ứng nhà kính như nhiệt điện, và không ảnh hưởng môi trường sinh thái như thuỷ điện và năng lượng nguyên tử.

5. Nguyên tắc 3R (reduce, reuse, and recycle)

Giảm sử dụng – tái sử dụng – sử dụng sản phẩm tái chế, hãy đối mặt với thực tế là chúng ta tiêu thụ nhiều hơn cái mà thiên nhiên có thể cung cấp cho chúng ta và mọi thứ đang dần cạn kiệt, kể cả nước! Vì vậy, trước hết hãy giảm thiểu nhu cầu tiêu dùng của bản thân, dùng các sản phẩm tái chế thay vì vứt đi!

6. Ta tắm ao ta!

Ưu tiên sử dụng các sản vật được sản xuất tại địa phương, như vậy sẽ giảm được sự vận chuyển là một trong những nguyên nhân làm tiêu hao năng lượng và tăng lượng thải các loại khí độc hại. Thử nghĩ xem, cứ gì phải sử dụng các loại trái cây ướp lạnh từ cách xa hàng ngàn kilômet mang đến khi xung quanh ta tràn ngập các loại trái cây nhiệt đới thơm ngon, bổ dưỡng.

7. Giảm sử dụng túi nilông

Siêu thị dùng túi sử dụng nhiều lần để bảo vệ môi trường. Bạn hẳn cũng biết dù rất tiện dụng nhưng các túi nilông không thể bị phân hủy sinh học nên chúng có thể tồn tại trong môi trường đến hàng trăm năm và để sản xuất ra 100 triệu túi nhựa phải tiêu tốn 12 triệu thùng dầu hỏa (1 thùng tương đương với 158,9873 lít), vì vậy hãy sử dụng túi vải, giấy, các loại lá… để gói sản phẩm thay vì sử dụng loại túi này.

8. Tận dụng ánh sáng mặt trời

Tại sao bạn không mở tung cửa sổ ngôi nhà bạn bất cứ khi nào có thể để đón ánh sáng mặt trời thay vì sử dụng các loại đèn chiếu sáng, như vậy bạn sẽ tốt hơn cho đôi mắt, đồng thời tiết kiệm được túi tiền của mình.

9. Sử dụng các tiến bộ của khoa học

Hãy dùng đèn huỳnh quang mặc dù chúng đắt hơn một chút nhưng bền hơn và tiết kiệm đến 75% điện năng so với bóng đèn bình thường. Nhưng phải lưu ý rằng trong chúng cũng chứa một lượng nhỏ thủy ngân, tuy không đủ gây hại cho bạn nhưng sẽ tích lũy vào môi trường nếu không được thu gom và xử lý tốt.

10. Nâng cao ý thức sống

Luôn luôn có ý thức bảo vệ môi trường. Các hoạt động vì môi trường xanh, giờ Trái Đất đều có tác dụng nâng cao nhận thức của mọi người. Nếu ngay từ nhỏ trẻ đã được dạy các bài học về lòng yêu thiên nhiên và quê hương thì trẻ sẽ có ý thức hơn với môi trường.

11. Không tiếp tay cho hành vi tổn hại đến môi trường

Ngoài việc nghiêm túc chấp hành các biện pháp bảo vệ môi trường sống, là một học sinh em sẽ nâng cao ý thức trách nhiệm bằng cách không tiếp tay cho các hành vi làm tổn hại môi trường như: không sử dụng ống hút nhựa, không dùng các loại túi nilon khó phân hủy, không vứt rác bừa bãi ra môi trường. Không tiếp tay cho các hành vi xả thải ô nhiễm ra môi trường cũng như chặt phá cây rừng, săn bắt tiêu thụ các loài động vật hoang dã...

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
478 235.785
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm