Nghĩa vụ, trách nhiệm của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân năm 2024

Nghĩa vụ, trách nhiệm của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân 2024. Công an nhân dân luôn là một trong những lực lượng vũ trang nòng cốt bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Pháp luật nước ta có quy định chi tiết về nghĩa vụ, trách nhiệm của lực lượng công an nhân dân. Để nắm rõ các thông tin về quy định này, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây của HoaTieu.vn.

Công an nhân dân luôn là một trong những lực lượng vũ trang nòng cốt bảo vệ tổ quốc ta.
Công an nhân dân luôn là một trong những lực lượng vũ trang nòng cốt bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

1. Công an nhân dân là gì?

Tại Điều 3 Luật Công an nhân dân 2018, có quy định về cơ cấu của công an nhân dân như sau:

Công an nhân dân là lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

2. Công an nhân dân gồm những lực lượng nào?

Trước đây, tại Luật Công an nhân dân 2014, có quy định công an nhân dân gồm lực lượng An ninh nhân dân, lực lượng Cảnh sát nhân dân và Công an xã. Nhưng tại Luật Công an nhân dân 2018 không còn có quy định này nữa.

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 20 Luật Công an nhân dân năm 2018 thì phân loại theo tính chất hoạt động, trong Công an nhân dân có:

- Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ;

- Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật;

- Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ.

3. Nghĩa vụ, trách nhiệm của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân

Hình ảnh đẹp về người chiến sĩ CAND làm nhiệm vụ giúp dân trong đại dịch COVID-19
Hình ảnh đẹp về người chiến sĩ CAND làm nhiệm vụ giúp dân trong đại dịch COVID-19

Tại Điều 31 Luật Công an nhân dân năm 2018 quy định nghĩa vụ, trách nhiệm của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân như sau:

- Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước.

- Nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh Công an nhân dân, chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên.

- Trung thực, dũng cảm, cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

- Tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; liên hệ chặt chẽ với Nhân dân; tận tụy phục vụ Nhân dân, kính trọng, lễ phép đối với Nhân dân.

- Thường xuyên học tập nâng cao trình độ chính trị, pháp luật, khoa học - kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ; rèn luyện phẩm chất cách mạng, ý thức tổ chức kỷ luật và thể lực.

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về mệnh lệnh của mình, về việc chấp hành mệnh lệnh của cấp trên và việc thực hiện nhiệm vụ của cấp dưới thuộc quyền. Khi nhận mệnh lệnh của người chỉ huy, nếu có căn cứ cho là mệnh lệnh đó trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra mệnh lệnh; trường hợp vẫn phải chấp hành mệnh lệnh thì không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành mệnh lệnh đó và báo cáo kịp thời lên cấp trên trực tiếp của người ra mệnh lệnh.

Trên đây là nghĩa vụ, trách nhiệm của lực lượng công tác trong ngành công an. Họ là những người có nhiệm vụ quan trọng bảo vệ an ninh trật tự xã hội, là cơ quan giám sát, thi hành pháp luật của nhà nước. Vì vậy công an luôn phải làm gương cho nhân dân, tuân thủ và thực hiện đúng nghĩa vụ, chức trách, nhiệm vụ của bản thân.

Thời gian vài năm trở lại đây, việc bố trí hơn 43.000 cán bộ Công an chính quy đảm nhiệm các chức danh Công an xã, lực lượng Công an đã kịp thời nắm bắt, giải quyết những nguyện vọng chính đáng của Nhân dân; tham mưu giải quyết các vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự ngay từ đầu và ngay từ cơ sở. Qua đó, lực lượng công an ngày càng gần dân, gắn bó mật thiết với Nhân dân, được Nhân dân tin yêu và dành nhiều tình cảm tốt đẹp.

Lực lượng công an nhân dân ở nước ta ngày càng phát triển, trưởng thành, thực sự thực hiện được các phương châm: “Trọng dân, gần dân, sát dân. Lúc dân cần, lúc dân khó có Công an” và “Công an phải hết lòng giúp đỡ nhân dân và dựa vào lực lượng hùng mạnh của nhân dân”.

4. Những việc sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân không được làm

Theo Điều 32 Luật Công an nhân dân năm 2018 quy định về những việc sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân không được làm, bao gồm:

- Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn được giao để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

- Những việc trái với pháp luật, điều lệnh Công an nhân dân và những việc mà pháp luật quy định cán bộ, công chức, viên chức không được làm.

Mời các bạn tham khảo các bài viết có liên quan tại mục Hỏi đáp pháp luậtPhổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 558
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Minh Ngọc
    Minh Ngọc

    Bổ ích

    Thích Phản hồi 17/06/22
    • Hà Thanh Hiền
      Hà Thanh Hiền

      Cũng đầy đủ

      Thích Phản hồi 17/06/22
      • Lê Anh Dũng
        Lê Anh Dũng

        Cảm ơn đã chia sẻ thông tin

        Thích Phản hồi 17/06/22