Tiền đền bù khi bị chậm trả lương 2024
Tiền đền bù khi bị chậm trả lương 2024. Khi tham gia thị trường lao động, pháp luật quy định người sử dụng lao động phải trả lương đúng thời hạn như trong thỏa thuận hợp đồng lao động. Tuy nhiên, tình trạng doanh nghiệp chậm trả lương cho người lao động vẫn diễn ra phổ biến. Hành vi này gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của những người làm công ăn lương. Vậy pháp luật hiện hành có quy định gì để xử lý tình trạng này? Người lao động có được bồi thường khi bị chậm trả lương không? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây của HoaTieu.vn.
Quy định đền bù chậm trả lương 2024
1. Quy định về đền bù chậm trả lương 2024
Thời gian nợ lương tối đa của doanh nghiệp
Kể từ khi Bộ luật Lao động 2019 chính thức có hiệu lực đã dẫn đến nhiều thay đổi liên quan đến người lao động (NLĐ). Trong đó có bổ sung quy định mới về lãi suất khi tính tiền đền bù do chậm trả lương.
Theo nguyên tắc trả lương tại Điều 94 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động (NSDLĐ) phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho NLĐ.
Tuy nhiên, trường hợp vì lý do bất khả kháng mà NSDLĐ đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì áp dụng theo khoản 4 Điều 97 như sau:
- Không được trả chậm quá 30 ngày.
- Nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì NSDLĐ phải đền bù cho NLĐ một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.
Hiện nay, tại Điều 96 Bộ luật Lao động 2012 được hướng dẫn bởi Điều 24 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP), số tiền trả thêm được quy định như sau:
Nếu thời gian trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì phải trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương. Khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không quy định trần lãi suất thì được tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng của ngân hàng thương mại, nơi doanh nghiệp, cơ quan mở tài khoản giao dịch thông báo tại thời điểm trả lương.
Như vậy, theo quy định mới tại Bộ luật Lao động 2019, nếu NSDLĐ trả chậm lương từ 15 ngày trở lên thì NLĐ có thể nhận được một khoản đền bù ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm.
2. Doanh nghiệp chậm trả lương bị xử lý như thế nào?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 97 Bộ luật Lao động 2019 đã đề cập tại phần 1 bài viết, Doanh nghiệp có thể trả chậm lương cho người lao động trong trường hợp đặc biệt vì lý do bất khả kháng.
Còn đối với trường hợp doanh nghiệp cố ý chậm trả lương hoặc thuộc trường hợp đặc biệt nêu trên nhưng trả lương chậm quá 30 ngày thì:
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 16 của Nghị định 28/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền dao động từ 10 triệu đồng - 100 triệu đồng, tùy số lượng người lao động bị trả chậm lương. Cụ thể:
Số lượng người lao động bị trả chậm lương | Mức xử phạt |
Từ 01 người đến 10 người lao động | Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng |
Từ 11 người đến 50 người lao động | Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng |
Từ 51 người đến 100 người lao động | Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng |
Từ 101 người đến 300 người lao động | Từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng |
Từ 301 người lao động trở lên | Từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng |
Lưu ý: Tổ chức bị xử phạt tiền gấp 02 lần số tiền phạt đối với các nhân.
Ngoài ra, doanh nghiệp buộc trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.
3. Quyền lợi của người lao động khi bị chậm trả lương 2024
Khi bị chậm trả lương, người lao động sẽ có một số quyền lợi theo quy định của pháp luật. Các bạn cầm nắm được để đảm bảo quyền lợi của bản thân khi tham gia thi trường lao động hiện nay.
- Người lao động sẽ nhận được thêm khoản tiền lãi của số tiền lương trả chậm
Căn cứ theo Điều 94, 97 thì người lao động sẽ nhận được thêm khoản tiền lãi của số tiền lương trả chậm nếu quá 15 ngày. Số tiền lãi sẽ được tính theo mức lãi suất ngân tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố.
- NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần phải báo trước
Nếu người lao động bị châm trả lương không phải vì lý do bất khả kháng theo khoản 4 điều 94 Bộ luật lao động 2019 thì NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần phải báo trước cho công ty (Theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 35 Bộ luật lao động 2019).
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Phổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Nguyễn Thị Hải Yến
- Ngày:
- Lê Anh DũngThích · Phản hồi · 0 · 17/06/22
- Nguyễn Thị Hải YếnThích · Phản hồi · 0 · 17/06/22
-
- Cự GiảiThích · Phản hồi · 0 · 17/06/22
- Hạt đậu nhỏThích · Phản hồi · 0 · 17/06/22
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Phổ biến Pháp luật
Cách đăng ký nguyện vọng đại học 2023 trực tuyến
Các trường hợp cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên từ 1/7/2024
Bảng tra cứu độ tuổi giáo viên phải thực hiện nâng chuẩn 2024
Câu hỏi tình huống pháp luật về phòng, chống mại dâm có đáp án
Tài liệu bồi dưỡng ngạch chuyên viên 2021
Phụ lục Thông tư 09 2021 BKHĐT