Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp 2022

Tải về

Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ cao đẳng, trung cấp

Ngày 06/4/2022, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư 06/2022/TT-BLĐTBXH quy định chương trình bồi dưỡng, chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề nghiệp. Ban hành kèm theo Thông tư này là nội dung Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp 2022.

Theo đó, chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ cao đẳng, trung cấp đã rút ngắn xuống còn 280 giờ (bao gồm 248 giờ học Mô-đun bắt buộc và 32 giờ học Mô-đun tự chọn).

Phụ lục I

CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM

DẠY TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG, TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

(Ban hành kèm theo Thông tư số 06/2022/TT-BLĐTBXH ngày 06 tháng 4 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

I. ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG

Người có nhu cầu bồi dưỡng để đạt chuẩn về nghiệp vụ sư phạm của nhà giáo dạy trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp.

II. MỤC TIÊU BỒI DƯỠNG

1. Mục tiêu chung

Bồi dưỡng cho người học những năng lực sư phạm cần thiết, đáp ứng yêu cầu về chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp dạy trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp.

2. Mục tiêu cụ thể

- Kiến thức:

+ Trình bày những vấn đề chung về giáo dục nghề nghiệp Việt Nam và thế giới; các kiến thức nền tảng về tâm lý và giáo dục nghề nghiệp ứng dụng trong đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp;

+ Trình bày được các nguyên tắc giao tiếp sư phạm trong dạy học và giáo dục cho người học trình độ cao đẳng, trung cấp;

+ Mô tả được quy trình thiết kế và tổ chức dạy học kiểu bài lý thuyết, thực hành và tích hợp trình độ cao đẳng, trung cấp;

+ Trình bày được nguyên tắc, phương pháp, kỹ thuật thiết kế và tổ chức dạy học số trong đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp;

+ Trình bày được đặc điểm, bản chất của Mô hình giáo dục STEM - Mô hình giáo dục tích hợp Khoa học - Công nghệ - Kỹ thuật - Toán (Sience - Technology - Engineering - Math) trong giáo dục nghề nghiệp;

+ Trình bày được nguyên tắc và các bước tiến hành rèn luyện kỹ năng sư phạm đối với giảng viên, giáo viên dạy trình độ cao đẳng, trung cấp;

+ Mô tả được các bước tiến hành một nhiệm vụ khoa học và công nghệ trong giáo dục nghề nghiệp;

+ Trình bày được mục đích, nội dung phát triển kỹ năng cho người học trình độ cao đẳng, trung cấp.

- Kỹ năng:

+ Tổ chức, quản lý khoa học và hiệu quả quá trình dạy học, giáo dục nghề nghiệp trình độ cao đẳng, trung cấp;

+ Vận dụng được các phương pháp, kỹ thuật, quy trình phát triển chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp;

+ Nhận dạng được bài lý thuyết, thực hành và tích hợp có trong chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp; Thiết kế được giáo án cho các bài lý thuyết, thực hành và tích hợp đúng quy định trong dạy học trình độ cao đẳng, trung cấp;

+ Thực hiện được các bài lý thuyết, thực hành và tích hợp đảm bảo đúng các bước lên lớp, phù hợp với đặc điểm, tính chất của từng loại bài học đối với trình độ cao đẳng, trung cấp;

+ Thiết kế, thực hiện dạy học số trên nền tảng công nghệ phổ biến, hiện đại; Lựa chọn được công cụ phù hợp thiết kế học liệu số; Lựa chọn được công cụ giao tiếp phù hợp trên nền tảng số; Lựa chọn được hệ thống quản lý dạy học để tổ chức dạy học các mô-đun, môn học phù hợp;

+ Xác định được tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá phù hợp với mục tiêu mô-đun, môn học, đáp ứng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp; Thiết kế được công cụ và tiến hành đánh giá được năng lực người học đảm bảo khách quan, trung thực;

+ Lập được đề cương nghiên cứu cho một nhiệm vụ khoa học và công nghệ đảm bảo đúng các bước tiến hành và cấu trúc đề cương nghiên cứu khoa học;

+ Thiết kế và tổ chức dạy bài lý thuyết, thực hành và tích hợp trong đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp theo định hướng giáo dục STEM;

+ Phát triển được nội dung giáo dục kỹ năng làm việc cho học sinh, sinh viên trình độ cao đẳng, trung cấp;

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Thể hiện khả năng độc lập, tự chủ và hợp tác trong thực hiện nhiệm vụ cá nhân, tập thể liên quan đến hoạt động nghề nghiệp;

+ Tự định hướng, phát triển nghiệp vụ sư phạm của bản thân; thể hiện quan điểm cá nhân trong hoạt động sư phạm nghề nghiệp.

III. THỜI GIAN BỒI DƯỠNG VÀ ĐƠN VỊ THỜI GIAN TRONG CHƯƠNG TRÌNH

1. Thời gian bồi dưỡng: 280 giờ.

2. Đơn vị thời gian của giờ học: Một giờ học lý thuyết là 45 phút; một giờ học thực hành/tích hợp/thảo luận là 60 phút; một giờ thi, kiểm tra là 60 phút.

IV. DANH MỤC CÁC MÔ-ĐUN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN

Mã mô-đun

Tên mô-đun

Thời gian (giờ)

Tổng

Lý thuyết

Thực hành/ Thảo luận

Thi/ kiểm tra

A

MÔ-ĐUN BẮT BUỘC

248

84

152

12

MĐ01

Cơ sở chung của giáo dục nghề nghiệp

40

20

18

02

MĐ02

Phát triển chương trình đào tạo

40

13

25

02

MĐ03

Chuẩn bị dạy học

44

16

26

02

MĐ04

Dạy học số trong giáo dục nghề nghiệp

28

09

17

02

MĐ05

Thực hiện dạy học

52

12

38

02

MĐ06

Đánh giá trong dạy học

20

07

12

01

MĐ07

Nghiên cứu khoa học giáo dục nghề nghiệp

24

07

16

01

B

MÔ-ĐUN TỰ CHỌN (Chọn một trong bốn mô-đun)

32

MĐ08

Thực tập sư phạm

32

03

29

MĐ09

Giao tiếp sư phạm

32

09

21

02

MĐ10

Phát triển kỹ năng làm việc cho người học nghề

32

08

22

02

MĐ11

Giáo dục STEM trong giáo dục nghề nghiệp

32

14

16

02

Tổng cộng (A+B)

280

V. CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT

MÔ-ĐUN MĐ01

CƠ SỞ CHUNG CỦA GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

Thời gian thực hiện: 40 giờ (Lý thuyết: 20 giờ; Thực hành, thảo luận: 18 giờ; Thi/ kiểm tra: 02 giờ)

1. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ-ĐUN

- Vị trí: Là mô-đun trong chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ cao đẳng, trung cấp và được thực hiện đầu tiên trong chương trình bồi dưỡng.

- Tính chất: Là mô-đun bắt buộc, thuộc khối kiến thức cơ bản nền tảng của sư phạm nghề nghiệp.

2. MỤC TIÊU MÔ-ĐUN

Hoàn thành mô-đun này, người học có khả năng:

- Kiến thức:

+ Trình bày được mục tiêu, đặc điểm của giáo dục nghề nghiệp; các mô hình và phương thức đào tạo nghề; hệ thống giáo dục nghề nghiệp Việt Nam và mô hình giáo dục nghề nghiệp của một số nước trên thế giới.

+ Phân tích được bản chất của tâm lý học giáo dục nghề nghiệp và giải thích được cơ sở tâm lý của hoạt động dạy - học trong giáo dục nghề nghiệp.

- Kỹ năng:

+ Áp dụng được mô hình và phương thức giáo dục nghề nghiệp; cơ sở tâm lý học của hoạt động dạy - học vào quá trình đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp.

+ Vận dụng được kiến thức tâm lý và giáo dục vào hoạt động giáo dục người học, quá trình dạy học và quản lý quá trình dạy học trình độ cao đẳng, trung cấp.

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Chủ động, linh hoạt áp dụng các kiến thức nền tảng về tâm lý, giáo dục vào thiết kế, thực hiện, đánh giá dạy học và giáo dục người học trình độ cao đẳng, trung cấp.

3. NỘI DUNG MÔ-ĐUN

3.1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian

TT

Tên các bài trong mô-đun

Thời gian (giờ)

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành/ Thảo luận

Thi/ kiểm tra

1

Bài 1: Khái quát về giáo dục nghề nghiệp

04

03

01

2

Bài 2: Cơ sở tâm lý học của giáo dục nghề nghiệp

10

05

05

3

Bài 3: Quá trình dạy - học nghề

12

06

06

4

Bài 4: Hoạt động giáo dục nghề nghiệp

12

06

06

5

Thi, kiểm tra

02

02

Cộng

40

20

18

02

......................................

Nội dung chi tiết mời các bạn xem trong file tải về.

Đánh giá bài viết
1 138
Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp 2022
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm