Nhà nước đưa ra trách nhiệm pháp lý là nhằm 2024?

Nhà nước đưa ra trách nhiệm pháp lý là nhằm 2024? Mọi công dân đều phải chịu trách nhiệm pháp lý nếu đáp ứng các yêu cầu theo quy định của pháp luật. Vậy Nhà nước đưa ra trách nhiệm pháp lý là nhằm mục đích gì? và thế nào là công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây cùng HoaTieu.vn. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận, HoaTieu.vn sẽ giải đáp sớm nhất có thể.

Trách nhiệm pháp lý là trách nhiệm mà các chủ thể vi phạm pháp luật phải gánh chịu.
Trách nhiệm pháp lý là trách nhiệm mà các chủ thể vi phạm pháp luật phải gánh chịu.

1. Trách nhiệm pháp lý là gì?

Trách nhiệm pháp lý là hậu quả pháp lý bất lợi đối với chủ thể phải gánh chịu thể hiện qua việc họ phải gánh chịu những biện pháp cưỡng chế nhà nước được quy định trong phần chế tài của các quy phạm pháp luật khi họ vi phạm pháp luật hoặc khi có thiệt hại xảy ra do những nguyên nhân khác được pháp luật quy định.

Vai trò của trách nhiệm pháp lý là:

  • Ngăn ngừa, giáo dục, cải tạo những vi phạm pháp luật, giáo dục mọi người tuân theo pháp luật.
  • Giúp tạo lòng tin của nhân dân vào pháp luật của nhà nước.

Tuỳ vào từng trường hợp cụ thể mà chủ thể sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự ,trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm kỷ luật.

Cơ sở của trách nhiệm pháp lý là vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lý chỉ xuất hiện khi trong thực tế xảy ra vi phạm pháp luật. Nếu trong thực tế không có vi phạm pháp luật thì không được truy cứu trách nhiệm pháp lý. Trách nhiệm pháp lý chỉ được phép áp dụng đối với các chủ thể vi phạm pháp luật.

2. Nhà nước đưa ra trách nhiệm pháp lý là nhằm?

Câu hỏi: Nhà nước đưa ra trách nhiệm pháp lý là nhằm?

  • A. Phạt tiền người vi phạm.
  • B. Buộc chủ thể vi phạm chấm dứt hành vi trái pháp luật, phải chịu những thiệt hại nhất định; giáo dục răn đe những người khác.
  • C. Lập lại trật tự xã hội.
  • D. Ngăn chặn người vi phạm có thể có vi phạm mới.

Đáp án: Chọn "B. Buộc chủ thể vi phạm chấm dứt hành vi trái pháp luật, phải chịu những thiệt hại nhất định; giáo dục răn đe những người khác." là đáp án đúng.

Lý giải: 

Như đã đề cập tại phần 1 thì Trách nhiệm pháp lý là trách nhiệm mà các chủ thể vi phạm pháp luật phải gánh chịu, mang tính cưỡng chế nhà nước được quy định trong phần chế tài của các quy phạm pháp luật khi họ vi phạm hoặc khi có thiệt hại xảy ra do những nguyên nhân khác được pháp luật quy định.

Vì mang tính cưỡng chế nên trách nhiệ pháp lý có tính bắt buộc chủ thể vi phạm phải chấm dứt hành vi sai trái, chịu trách nhiệm về những hành vi bản thân làm và hậu quả gây ra. Qua đó có tính chất răn đe những người khác.

Những đáp án còn lại như phạt tiền người vi phạm,  lập lại trật tự xã hội, ngăn chặn người vi phạm có thể có vi phạm mới là chưa chính xác và đầy đủ.

3. Thế nào là công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý?

Công dân dù ở địa vị nào, làm bất cứ nghề gì khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.
Công dân dù ở địa vị nào, làm bất cứ nghề gì khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi: Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là?

  • A. Công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau.
  • B. Công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật.
  • C. Công dân vi phạm pháp luật cũng phải bị xử lý theo quy định pháp luật.
  • D. Công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý.

Đáp án: Chọn "C. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là: Công dân nào vi phạm pháp luật cũng phải bị xử lý theo quy định pháp luật." là đáp án đúng.

Lý giải: 

Công dân dù ở địa vị nào, làm bất cứ nghề gì khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.

Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ vi phạm như nhau, trong một hoàn cảnh như nhau thì từ người giữ vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước cho đến người lao động bình thường đều phải chịu trách nhiệm pháp lí như nhau, không phân biệt đối xử.

Đáp án A. Công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau. là đáp án sai. Do pháp luật nước ta có những quy định về nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi có hành vi vi phạm pháp luật thig áp dụng biện pháp chủ yếu là giáo dục răn đe.

Đáp án B. Công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật. cũng là đáp án sai vì trách nhiệm pháp lý bao gồm tất cả các lĩnh vực như hành chính, dân sự, hình sự, kỷ luật nên đáp án chỉ đề cập đến trách nhiệm kỷ luật là chưa đầy đủ.

Đáp án D. Công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý là đáp án sai. Vì pháp luật quy định mọi công dân có năng lực trách nhiệm pháp lý và đủ điều kiện về chủ thể theo quy định pháp luật thì đều phải chịu trách nhiệm pháp lý. Việc có hiểu biết về pháp luật hay không không phải là căn cứ miễn trách nhiệm pháp lý.

Bài viết trên đã giải đáp cho các câu hỏi Nhà nước đưa ra trách nhiệm pháp lý là nhằm mục đích gì? Thế nào là công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý? Mời bạn đọc tham khảo các bài viết liên quan tại mục Là gì? mảng Hỏi đáp pháp luậtPhổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 121
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm