Thực hiện trách nhiệm pháp lý đối với người từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi là 2024?
Thực hiện trách nhiệm pháp lý đối với người từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi là 2024? Mỗi người đều phải chịu trách nhiệm đối với hành vi của mình trước pháp luật. Tuy nhiên với lứa tuổi dưới 18 do còn hạn chế về mặt nhận thức mà pháo luật nước ta có những quy định nguyên tắc xử lý riêng. Vậy cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với người dưới 18 tuổi là gì? Quy định nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây cùng HoaTieu.vn.
Những nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên
1. Thực hiện trách nhiệm pháp lý đối với người từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi là?
Câu hỏi: Thực hiện trách nhiệm pháp lý đối với người từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi là?
- A. Giáo dục, răn đe là chính
- B. Có thể bị phạt tù
- C. Buộc phải cách ly với xã hội và không có điều kiện tái hòa nhập cộng đồng
- D. Chủ yếu đưa ra lời khuyên
Đáp án: Chọn A. Giáo dục, răn đe là chính là đáp án đúng.
Lời giải:
Đối với người dưới 18 tuổi khi vi phạm pháp luật phải đảm bảo lợi ích tốt nhất cho họ, chủ yếu nhằm giáo dục, giúp họ nhận ra lỗi lầm, sửa sai, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội. Ở những lứa tuổi dưới 18 là độ tuổi mới lớn, còn rất trẻ, các em vẫn chưa nhận thức đầy đủ về hành vi của bản thân, còn có tương lai dài ở phía trước, vì vậy, giáo dục, răn đe cũng thể hiện mặt tình cảm, nhân văn và tiến bộ của pháp luật, chủ yếu là hướng con người đến cái thiện, hình thành nhân cách tốt đẹp, xử sự theo những chuẩn mực pháp luật quy định.
Điều này cũng đã được đề cập đến trong Điều 91 Bộ luật Hình sự 2015 (SĐBS 2017) về nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, theo đó:
Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội.
2. Cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý?
Câu hỏi: Cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý?
- A. Hành vi vi phạm pháp luật.
- B. Tính chất tội phạm
- C. Mức độ gây thiệt hại của hành vi.
- D. Khả năng nhận thức của chủ thể.
Đáp án: Chọn A. Hành vi vi phạm pháp luật là đáp án đúng.
Lý giải:
Trách nhiệm pháp lý là hậu quả pháp lý bất lợi đối với chủ thể phải gánh chịu thể hiện qua việc họ phải gánh chịu những biện pháp cưỡng chế nhà nước được quy định trong phần chế tài của các quy phạm pháp luật khi họ vi phạm pháp luật hoặc khi có thiệt hại xảy ra do những nguyên nhân khác được pháp luật quy định.
Cơ sở của trách nhiệm pháp lý là vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lý chỉ xuất hiện khi trong thực tế xảy ra vi phạm pháp luật. Nếu trong thực tế không có vi phạm pháp luật thì không được truy cứu trách nhiệm pháp lý. Trách nhiệm pháp lý chỉ được phép áp dụng đối với các chủ thể vi phạm pháp luật.
Việc căn cứ vào tính chất tội phạm, mức độ gây thiệt hạ của hành vi, khả năng nhận thức của chủ thể đều là đáp án chưa chính xác vì nếu không có hành vi vi phạm pháp luật thì đều không được phép áp dụng trách nhiệm pháp lý.
3. Quy định nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Điều 91 Bộ luật Hình sự 2015 quy định 07 nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, trong đó có nguyên tắc chung, có nguyên tắc miễn trách nhiệm hình sự, có nguyên tắc quyết định hình phạt như sau:
1. Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội.
Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải căn cứ vào độ tuổi, khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm.
2. Người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng các biện pháp quy định tại Mục 2 Chương này:
a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng, trừ trường hợp quy định tại Điều 134 (tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác); Điều 141 (tội hiếp dâm); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy) của Bộ luật này;
b) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật này, trừ trường hợp quy định tại Điều 123 (tội giết người); Điều 134, các khoản 4, 5 và khoản 6 (tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác); Điều 141 (tội hiếp dâm), Điều 142 (tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi); Điều 144 (tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi); Điều 150 (tội mua bán người); Điều 151 (tội mua bán người dưới 16 tuổi); Điều 168 (tội cướp tài sản); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy) của Bộ luật này;
c) Người dưới 18 tuổi là người đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể trong vụ án.
3. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào những đặc điểm về nhân thân của họ, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm.
4. Khi xét xử, Tòa án chỉ áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nếu xét thấy việc miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp quy định tại Mục 2 hoặc việc áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng quy định tại Mục 3 Chương này không bảo đảm hiệu quả giáo dục, phòng ngừa.
5. Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
6. Tòa án chỉ áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội khi xét thấy các hình phạt và biện pháp giáo dục khác không có tác dụng răn đe, phòng ngừa.
Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người dưới 18 tuổi phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội tương ứng và với thời hạn thích hợp ngắn nhất.
Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
7. Án đã tuyên đối với người chưa đủ 16 tuổi phạm tội, thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.
Như vậy, việc áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi cũng phải thể hiện sao cho bảo đảm việc giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, chứ không nhằm trừng trị. Do đó, ngay từ khi khởi tố, điều tra, cơ quan điều tra không chỉ áp dụng các biện pháp lý có lợi nhất, đồng thời phải quán triệt tinh thần là: Nếu không cần thiết bắt giữ, tạm giữ, tạm giam đối với họ thì không được áp dụng các biện pháp này đối với họ. Mặt khác, nếu trường hợp buộc phải bắt giữ để ngăn chặn hành vi nguy hiểm cho xã hội thì sau khi bị bắt, nếu có người bảo lĩnh hoặc thấy việc cho tại ngoại không gây ảnh hưởng cho xã hội thì cương quyết phải cho tại ngoại.
Bộ luật Hình sự không chỉ hạn chế việc áp dụng hình phạt tù mà còn quy định, không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
Ngoài ra pháp luật nước ta cũng quy định không áp dụng hình phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với tội phạm dưới 18 tuổi.
Nhà nước có những quy định nguyên tắc xử lý đối với tội phạm dưới 18 tuổi, tuy nhiên không phải đối với tất cả tội phạm dưới 18 tuổi đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Vì chỉ những người từ đủ 14 tuổi trở lên mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Các nguyên tắc xử lý này hầu hết đều thể hiện quan điểm nhất quán là không nhằm trừng trị, mà chỉ nhằm răn đe, giáo dục các đối tượng vi phạm. Đối với độ tuổi càng nhỏ thì nhận thức lại càng hạn chế, và trên hết, các em vẫn còn tương lai dài phía trước. Pháp luật có những quy định thể hiện sự độ lượng, khoan hồng, tạo điều kiện cho người phạm tội nhận sai, hối lỗi, đặc biệt với đối tượng là trẻ vị thành niên, tạo điều kiện cho các em phát triển bình thường trong cuộc sống trước mắt và lâu dài, trở thành công dân có ích cho xã hội.
Bài viết đã giả đáp các câu hỏi Thực hiện trách nhiệm pháp lý đối với người từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi là gì và cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý? Mời bạn đọc tham khảo các bài viết liên quan tại mục Là gì? mảng Hỏi đáp pháp luật và Phổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Nguyễn Thị Hải Yến
- Ngày:
Tham khảo thêm
Tội phạm là gì? Các tội phạm cụ thể trong luật Hình sự
Mẫu đơn xin nghỉ việc viết tay 2024
Có mấy dấu hiệu pháp lý của tội phạm an toàn giao thông 2024?
Đáp án thi Tìm hiểu về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh 2024 - Tuần 3
3 mẫu dàn ý cảm nhận về nhân vật Phương Định trong truyện Những ngôi sao xa xôi
12 Bài diễn thuyết Ngày hội đọc sách và trưng bày giới thiệu sách 2024 hay nhất
Người bao nhiêu tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm?
Hợp đồng 161 có được tăng lương không 2024?
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Là gì?
Tấn công mạng là gì? Các hành vi được coi là tấn công mạng
Đâu là đặc điểm của biển báo cấm?
Lịch nghỉ 30/4 và 1/5 2023 của các hãng vận chuyển
Thi lại có được cộng điểm vùng không 2024?
Hầu đồng là gì? Hầu đồng có phải mê tín dị đoan?
Tại nơi đường sắt giao cắt đường bộ quyền ưu tiên thuộc về phương tiện nào?