Có mấy dấu hiệu pháp lý của tội phạm an toàn giao thông 2024?
Có mấy dấu hiệu pháp lý của tội phạm an toàn giao thông 2024? Tham gia giao thông là hoạt động thường nhật của người dân. Vì vậy an toàn giao thông chắc hẳn cũng là mối quan tâm của rất nhiều người. Tuy nhiên dấu hiệu pháp lý của tội phạm an toàn giao thông thì không phải ai cũng biết. Dấu hiệu pháp lý của tội phạm an toàn giao thông là gì? Có mấy dấu hiệu pháp lý của tội phạm an toàn giao thông 2024? Cùng Hoatieu.vn tham khảo bài viết dưới đây.
Dấu hiệu pháp lý của tội phạm
1. Tội phạm an toàn giao thông
Tội phạm an toàn giao thông là những hành vi phạm tội vi phạm, xâm phạm quy định giao thông với những tội danh được quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 (SĐBS 2017).
Ví dụ: tội vi phạm quy định tham gia giao thông đường bộ tại điều 260 BLHS.
2. Dấu hiệu pháp lý là gì?
Dấu hiệu pháp lý là những dấu hiệu dùng làm cơ sở để xem xét hành vi của một người có vi phạm quy định pháp luật hay không.
Dấu hiệu pháp lý của tội phạm an toàn giao thông là những căn cứ xem hành vi vi phạm quy định tham gia giao thông của một người có phải là hành vi phạm tội hay không. Muốn biết hành vi của một người có phải là tội phạm hay không ta phải xét hành vi đó có thỏa mãn cấu thành tội phạm của tội danh không?
Dấu hiệu pháp lý để xem xét tội danh của người phạm tội thường xem xét về 4 yếu tố là khách quan, chủ quan, chủ thể và khách thể. Trong đó khách quan là hành vi vi phạm được thể hiện, chủ quan là mục đích phạm tội, chủ thể là người phạm tội, khách thể là đối tượng bị xâm phạm.
3. Có mấy dấu hiệu pháp lý của tội phạm an toàn giao thông?
Có 4 dấu hiệu pháp lý của tội phạm an toàn giao thông như sau:
- Mặt chủ thể của tội phạm: Là con người cụ thể, đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật và là người có năng lực trách nhiệm hình sự.
- Hai là, mặt chủ quan của tội phạm: Là động cơ, mục đích thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Và là lỗi khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật (bao gồm lỗi cố ý và lỗi vô ý)
- Ba là, mặt khách thể của tội phạm: Là những quan hệ xã hội liên quan đến vấn đề đảm bảo an toàn giao thông được pháp luật bảo vệ.
- Bốn là, mặt khách quan của tội phạm: Là các hành vi của chủ thể, biểu hiện ra bên ngoài trong quá trình thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Các hành vi này, có thể là bằng hành động nhưng cũng có thể là bằng không hành động.
Phải có đủ bốn yếu tố này mới cấu thành tội phạm. Thiếu một trong bốn yếu tố này, thì không phải là tội phạm. Tuy nhiên tuỳ thuộc và hành vi và hậu quả phạm tội và xác định tội danh của người phạm tội. Hơn nữa mỗi tội danh lại có những yếu tố khác nhau về dấu hiệu pháp lý.
Ví dụ: Chị A bị tâm thần điều khiển xe đạp vượt đèn đỏ gây tai nạn liên hoàn thì không điều kiện đáp ứng dấu hiệu về mặt chủ thể, cụ thể ở đây là không đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Do đó chị A không phải là tội phạm an toàn giao thông.
Như vậy có thể thấy Dấu hiệu pháp lý của tội an toàn giao thông có mặt khách thể chủ chốt là quan hệ xã hội liên quan đến vấn đề đảm bảo an toàn giao thông được pháp luật bảo vệ.
4. Ví dụ về dấu hiệu pháp lý của tội phạm an toàn giao thông
Ví dụ dấu hiệu pháp lý, cấu thành tội phạm tội vi phạm quy định tham gia giao thông đường bộ tại điều 260 BLHS:
- Chủ thể: Người nào tham gia giao thông đường bộ (có năng lực trách nhiệm hình sự)
- Khách thể: Trật tự an toàn giao thông đường bộ.
- Mặt khách quan:
- Hành vi vi phạm quy định tham gia giao thông đường bộ
Hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ quy định tại khoản 1 Điều 260 BLHS năm 2015 được hiểu là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy tắc giao thông đường bộ và hành vi này phải là nguyên nhân trực tiếp gây hậu quả về tính mạng, sức khỏe và tài sản.
Việc xác định hành vi vi phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ không chỉ căn cứ vào các quy định của BLHS mà phải căn cứ vào các quy định tại Luật Giao thông đường bộ và các văn bản hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền.
- Địa điểm (nơi vi phạm là nơi dành cho giao thông đường bộ)…
- Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Nếu hành vi vi phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ mà chưa gây ra thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác thì chưa cấu thành tội phạm
- Mặt chủ quan: Lỗi vô ý
5. Các tội phạm an toàn giao thông
Tội phạm an toàn giao thông có mấy nhóm và được quy định tại đâu?
Tội xâm phạm an toàn giao thông được quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 (SĐBS 2017) và được chia thành năm nhóm như sau:
- Nhóm tội phạm xâm phạm an toàn giao thông đường bộ được quy định từ Điều 260 đến Điều 266 và gồm 7 tội.
- Nhóm tội xâm phạm an toàn giao thông đường thủy được quy định từ Điều 272 đến Điều 276 và Điều 284 và gồm 6 tội.
- Nhóm tội xâm phạm an toàn giao thông đường sắt được quy định từ Điều 267 đến Điều 271 và gồm 5 tội.
- Nhóm tội xâm phạm an toàn giao thông đường hàng không được quy định từ Điều 277 đến Điều 280 và gồm 6 tội.
- Nhóm tội xâm phạm công trình giao thông, chiếm đoạt tàu bay, tàu biển, vi phạm các quy định về hàng không của Việt Nam được quy định từ Điều 281 đến 284 gồm 4 tội.
Ngoài các tội phạm về an toàn giao thông thì những người có hành vi vi phạm giao thông còn bị xử phạt về lĩnh vực hành chính như xử phạt với hành vi uống rượu bia khi tham gia giao thông, xử phạt với hành vi vượt đèn đỏ, xử phạt với hành vi không đội mũ bảo hiểm,...
Bên cạnh đó người có hành vi vi phạm giao thông còn phải chịu trách nhiệm liên quan đến vấn đề dân sự như bồi thường các thiệt hại do hành vi sai gây nên. Đây là một hình thức xử lý quan trọng đối với những hành vi có gây thiệt hại và người vi phạm cần có hành vi bồi thường cho người bị nạn.
Như vậy có thể thấy rằng với hành vi vi phạm pháp luật về an toàn giao thông thì cũng có từng mức độ xử phạt khác nhau, với hành vi chưa gây hậu quả nhưng đã vi phạm pháp luật thì bắt buộc phải nộp phạt hành chính để răn đe. Với hành vi gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường thiệt hại đó cho người bị nạn. Còn với hành vi có tính chất nghiêm trọng xâm phạm đến những quy định pháp luật về hình sự thì người vi phạm sẽ bị coi là tội phạm và xử lý theo quy định pháp luật hình sự.
Bài viết trên đã trả lời câu hỏi Có mấy dấu hiệu pháp lý của tội phạm an toàn giao thông? và những dấu hiệu pháp lý của tội phạm. Việc xác định đúng cấu thành tội phạm có ý nghĩa quan trọng trong việc định tội danh. Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác tại mảng Hỏi đáp pháp luật.của HoaTieu.vn.
Các bài viết liên quan:
- Chia sẻ:Hoa Trịnh
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Hình sự
Sinh viên nghiện ma túy 2024 nhà trường xử lý thế nào?
Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ là gì? Quy định về tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ?
Lưu hành, mua bán tiền giả bị xử phạt thế nào?
Án treo có phải là hình phạt không?
Phân biệt tội giết người và tội vô ý làm chết người 2024
Các trường hợp được xác định là trẻ em bị xâm hại tình dục