Những hành vi bị nghiêm cấm đối với công an 2024 

Những hành vi bị nghiêm cấm đối với công an 2024. Công an không được có hành vi, lời nói hạch sách, nhũng nhiễu, thái độ thờ ơ, vô cảm trước yêu cầu hợp pháp của người dân; không được nhận tiền, tài sản,... là những hành vi bị nghiêm cấm đối với công an. Nội dung chi tiết mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây cùng HoaTieu.vn.

Các hành vi bị nghiêm cấm đối với CAND 2022.
Các hành vi bị nghiêm cấm đối với CAND

1. Quy tắc ứng xử chung

Quy tắc ứng xử của lực lượng công an nhân dân (CAND) được quy định trong Thông tư 27/2017/TT-BCA, theo đó Điều 4 thông tư này quy định về quy tắc ứng xử chung có tính chất bắt buộc đối với mọi cán bộ, chiến sĩ công an trong ngành công an, an ninh. Các chiến sĩ công an cần phải tuân thủ những quy định sau:

- Nói và làm theo đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân, 5 lời thề danh dự, 10 điều kỷ luật và điều lệnh Công an nhân dân.

- Tôn trọng, tận tụy phục vụ Nhân dân; thường xuyên liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân.

- Rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống trong sáng, lành mạnh; trung thực, thẳng thắn, cần, kiệm, liêm, chính.

- Có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong công tác; thực hiện nghiêm các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước, bí mật nghiệp vụ, quy chế làm việc, quy trình công tác.

- Thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; chủ động, sáng tạo, phối hợp trong công tác nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

2. Các hành vi bị nghiêm cấm đối với công an

CSGT đang thực hiện nhiệm vụ
CSGT đang thực hiện nhiệm vụ

Điều 4 Thông tư 27/2017/TT-BCA cũng quy định các hành vi bị nghiêm cấm đối với cán bộ, chiến sĩ CAND như sau:

- Không được lợi dụng danh nghĩa cơ quan, đơn vị hoặc chức trách, nhiệm vụ được giao để vụ lợi hoặc nhằm mục đích cá nhân; bao che, tạo điều kiện cho tổ chức hoặc cá nhân thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

- Không được nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình; không được lợi dụng việc tặng quà, nhận quà để hối lộ hoặc thực hiện các hành vi khác vì vụ lợi.

- Không được sử dụng trái phép các thông tin, tài liệu của đơn vị; che dấu, bưng bít, làm sai lệch nội dung phản ánh của cơ quan, tổ chức và công dân về những việc liên quan đến chức năng, nhiệm vụ do mình được giao thực hiện.

- Không được từ chối tiếp nhận, giải quyết hoặc cố tình trì hoãn, kéo dài thời gian giải quyết các yêu cầu hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân theo chức trách, nhiệm vụ.

- Không được trốn tránh, đùn đẩy trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ được giao mà gây ra hậu quả làm ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị mình hoặc cơ quan, tổ chức khác hoặc ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp, danh dự, nhân phẩm của công dân.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 32 Luật Công an nhân dân 2018 thì chiến sĩ Công an nhân dân không được làm những việc sau:

- Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn được giao để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

- Những việc trái với pháp luật, điều lệnh Công an nhân dân và những việc mà pháp luật quy định cán bộ, công chức, viên chức không được làm.

3. Quy định xử phạt vi phạm quy tắc ứng xử của CAND

Mới đây, Bộ Công an vừa dự thảo xong Thông tư quy định việc xử lý kỷ luật cán bộ, chiến sỹ Công an nhân dân (CAND); Dự thảo gồm 04 chương 23 điều.

Theo đó quy định về hành vi vi phạm kỉ luật bao gồm hành vi không tuân thủ quy tắc ứng xử  của Công an nhân dân; vi phạm phẩm chất đạo đức, tư cách của người cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân.

Tùy theo từng hành vi vi phạm và đối tượng vi phạm mà sẽ bị xử lý như sau:

- Áp dụng đối với cán bộ, chiến sĩ không giữ chức vụ lãnh đạo, chỉ huy:

  • Khiển trách;
  • Cảnh cáo;
  • Hạ bậc lương (áp dụng đối với trường hợp có bậc lương cao hơn lương cấp bậc hàm) hoặc giáng cấp bậc hàm;
  • Giáng nhiều cấp bậc hàm hoặc giáng cấp bậc hàm và hạ bậc lương (áp dụng đối với trường hợp đã được nâng lương cấp bậc hàm lần 1) hoặc hạ nhiều bậc lương (áp dụng đối với trường hợp đã được nâng lương cấp bậc hàm lần 2);
  • Tước danh hiệu CAND hoặc buộc thôi việc đối với công nhân công an.

- Áp dụng đối với cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo, chỉ huy:

  • Khiển trách;
  • Cảnh cáo;
  • Giáng chức và giáng cấp bậc hàm (áp dụng đối với trường hợp chức vụ sau khi giáng chức có trần cấp bậc hàm cao nhất theo quy định thấp hơn cấp bậc hàm mà cán bộ đang giữ);
  • Cách chức và giáng cấp bậc hàm (áp dụng đối với trường hợp chức danh sau khi bị cách chức có trần cấp bậc hàm cao nhất theo quy định thấp hơn cấp bậc hàm mà cán bộ đang giữ) hoặc cách chức và hạ bậc lương và giáng cấp bậc hàm (áp dụng đối với trường hợp đã được nâng lương cấp bậc hàm và các trường hợp chức danh sau khi bị cách chức có trần cấp bậc hàm cao nhất theo quy định thấp hơn cấp bậc hàm mà cán bộ đang giữ);
  • Tước danh hiệu CAND.

Trên đây là quy định hiện hành mới nhất về loạt hành vi bị nghiêm cấm đối với công an. Mời bạn đọc tham khảo các bài viết có liên quan tại mục Phổ biến pháp luậtHỏi đáp pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 989
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo