Điều kiện tồn tại của pháp luật là gì?

Là một công dân sinh sống và làm việc tại đất nước mình luôn được pháp luật bảo vệ, mọi hoạt động xã hội, kinh tế đều phải tuân theo quy định của pháp luật. Vậy pháp luật là gì? pháp luật ra đời để làm gì? Hãy cùng Hoatieu.vn tìm hiểu những thắc mắc về vấn đề trên qua bài viết sau đây.

1. Pháp luật là gì?

Hiện nay, có rất nhiều quan điểm, tư tưởng khác nhau về pháp luật, từ đó xuất nhiện nhiều khái niệm, định nghĩa về pháp luật nhưng tựu chung lại pháp luật được hiểu là tổng thể các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí chung của một quốc gia, khu vực, được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, và cưỡng chế.

Một hệ thống cơ quan được lập ra nhằm thực thi pháp luật bao gồm các cơ quan Công an, Cảnh sát, Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan Thi hành án... Những cơ quan này đều mang chức năng, nhiệm vụ khác nhau nhưng đều chung mục tiêu thực hiện theo quy định của pháp luật mà Hiến pháp là văn bản pháp luật có hiệu lực cao nhất.

Pháp luật là gì?

2. Nguồn gốc của pháp luật?

Pháp luật được ra đời cùng với sự phát triển của Nhà nước, Nhà nước coi pháp luật như là một công cụ hữu hiệu để thực hiện quyền quản lý, điều hành đất nước.

Ban đầu, sự thành lập Nhà nước còn sơ sài bởi số lượng dân cư không nhiều, xã hội con người còn lạc hậu với công cụ sản xuất thô sơ, nền kinh tế nghèo nàn. Sau này, công cụ sản xuất phát triển đa dạng đi cùng với nền kinh tế ngày càng tăng trưởng, điều kiện vật chất tinh thần tiến bộ thúc đẩy xã hội con người này càng phát triển.

Khi đó, Nhà nước phải thay đổi cơ chế quản lý đất nước bằng cách lập ra các quy định có hệ thống để thực hiện quyền lực của mình. Xuất phát từ nhu cầu cần một cơ chế để quản lý đất nước, pháp luật đã được hình thành với mạng lưới các quy định được luật hóa vào trong các văn bản pháp luật.

3. Điều kiện tồn tại của pháp luật?

Bởi lẽ, pháp luật được ra đời khi Nhà nước cần công cụ để quản lý xã hội, có Nhà nước thì mới có pháp luật. Do đó, điều kiện cơ bản và cốt yếu nhất để tồn tại pháp luật là Nhà nước phải tồn tại, khi Nhà nước tan rã sẽ không còn cơ quan, bộ máy nào thực thi các quy định của pháp luật để duy trì chức năng quản lý xã hội.

Điều kiện tiếp theo chính là Nhà nước phải có đủ tiềm lực, đủ khả năng để duy trì hệ thống pháp luật của quốc gia đó. Hệ thống pháp luật được ban hành ra các bộ luật, luật và các nghị định thông tư có liên quan, việc ban hành các văn bản pháp luật phải có tính thực tiễn và thực thi cao thì mới phát huy chức năng của pháp luật tới đời sống xã hội.

4. Pháp luật ra đời để làm gì?

Nhà nước sử dụng pháp luật để quản lý tất cả các hoạt động trong xã hội, pháp luật có vai trò rất quan trọng đối với Nhà nước cũng như vai trò đối với công dân sống trong đất nước mình.

Pháp luật được quy định trong các văn bản pháp luật, Hiến pháp là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất quy định những nguyên tắc cốt lõi nhất về mọi mặt của xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của luật.  Dưới Hiến pháp, các Bộ luật và luật được ra đời điều chỉnh cho mọi phương diện như Bộ luật Dân sự, Bộ luật lao động, Bộ luật hình sự, Luật thương mại, Luật hành chính...,

Bên cạnh đó, các cơ quan nhà nước được thành lập ra để đảm bảo cho chức năng vai trò trong từng lĩnh vực. Các cơ quan này thực hiện theo thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Có thể thấy rằng, pháp luật là công cụ hữu hiệu nhất, đắc lực nhất giúp Nhà nước thực hiện quyền lực của mình.

Pháp luật còn có vai trò trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích của con người. Mọi người đều được pháp luật tôn trọng và bảo vệ, đảm bảo về quyền và nghĩa vụ cho mỗi công dân. Những hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích của họ sẽ được pháp luật trừng trị bằng những hình phạt tương ứng được quy định trong Bộ luật hình sự.

Trong nền kinh tế của đất nước, pháp luật là khuôn khổ để đảm bảo nền kinh tế phát triển đúng hướng, cạnh tranh lành mạnh, có vai trò thúc đẩy nền kinh tế trong các chính sách tiến bộ được ban hành.

5. Nhà nước và pháp luật có mối quan hệ như thế nào?

Khi tìm hiểu Điều kiện tồn tại của pháp luật, các bạn sẽ gặp câu hỏi trắc nghiệm về mối quan hệ của pháp luật với nhà nước. Cụ thể nội dung câu hỏi trắc nghiệm như sau:

Nhà nước và pháp luật có mối quan hệ như thế nào?

A. Pháp luật là công cụ duy nhất của nhà nước để quản lý xã hội

B. Nhà nước ban hành pháp luật và sử dựng pháp luật để quản lý xã hội, đồng thời nhà nước bảo đảm cho pháp luật được thực hiện trên thực tế

C. Nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng có tính độ lập, không có quan hệ với nhau

D. Cả ba nhận định trên đều sai.

⇒ Đáp án đúng là đáp án B.

Bởi lẽ Pháp luật chỉ là một trong nhiều công cụ để nhà nước quản lý xã hội. Hơn nữa, pháp luật là công cụ để nhà nước tổ chức và quản lý mọi mặt của đời sống xã hội. Mặt khác, nhà nước và pháp luật có mối quan hệ mật thiết với nhau. Pháp luật mang những ưu thế vượt trội như tính quyền lực nhà nước (tính bắt buộc chung, tính cưỡng chế), tính xác định về hình thức, tính quy phạm phổ biến.

Trên đây là ý kiến chung nhất của Hoatieu.vn về Điều kiện tồn tại của pháp luật là gì? Bài viết chỉ mang tính tham khảo, tùy tình huống thực tế có các căn cứ pháp lý khác, nên sẽ có sự sai biệt với nội dung giới thiệu trên.

Mời các bạn cùng tìm hiểu một số vấn đề liên quan mục Là gì? thuộc chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của Hoatieu.vn như:

Đánh giá bài viết
1 1.372
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm