Chủ thể của quan hệ pháp luật là gì?

Trong xã hội hiện nay, ngày càng xuất hiện nhiều mối quan hệ đa dạng, phức tạp được pháp luật điều chỉnh tạo ra các quan hệ pháp luật. Vậy quan hệ pháp luật là gì? Chủ thể của quan hệ pháp luật là gì? Bài viết này Hoatieu.vn sẽ giải đáp cho bạn.

1. Quan hệ pháp luật là gì?

Quan hệ pháp luật được hiểu theo nghĩa chung nhất là các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh, trong đó các bên tham gia quan hệ pháp luật có các quyền và nghĩa vụ pháp lý được nhà nước đảm bảo.

Không phải quan hệ xã hội nào cũng là quan hệ pháp luật, chỉ những quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh thông qua các quy phạm pháp luật mới tạo thành quan hệ pháp luật. Khi đó các bên trong quan hệ pháp luật đó sẽ trở thành các bên chủ thể chịu sự tác động và chi phối bởi các quy định của pháp luật liên quan.

Chủ thể của quan hệ pháp luật là gì?

2. Chủ thể của quan hệ pháp luật là gì?

Chủ thể có thể hiểu là các bên tham gia trong quan hệ xã hội, khi quan hệ xã hội đó được pháp luật điều chỉnh trở thành quan hệ pháp luật thì các bên trong quan hệ pháp luật đó trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật.

Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật luôn được xác định và có các quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định.

3. Năng lực chủ thể quan hệ pháp luật là gì?

Năng lực chủ thể pháp luật là khái niệm thể hiện ý chí của nhà nước, mang tính giai cấp. Ở các nhà nước khác nhau có những quy định khác nhau về năng lực chủ thể pháp luật. Năng lực chủ thể pháp luật là khả năng của chủ thể có và thực hiện được các quyền và nghĩa vụ pháp lý.

Năng lực chủ thể pháp luật bao gồm năng lực pháp luật và năng lực hành vi.

+ Năng lực pháp luật là khả năng có quyền hoặc có nghĩa vụ pháp lý mà nhà nước quy định cho các tổ chức, cá nhân nhất định.

+ Năng lực hành vi là khả năng được nhà nước thừa nhận cho chủ thể bằng hành vi của mình, tự thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý và chịu trách nhiệm về hành vi của mình.

VD: Một cá nhân bị mất năng lực hành vi dân sự trong trường hợp người đó trên 18 tuổi bị mắc các bệnh tâm thần dẫn đến không thể nhận thức và điều chỉnh hành vi của mình và có quyết định của Tòa tuyên bố về việc mất năng lực hành vi dân sự.

4. Các loại chủ thể của quan hệ pháp luật

Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật có thể là cá nhân hoặc tổ chức:

+ Chủ thể là cá nhân: công dân, người nước ngoài, người không có quốc tịch

Người nước ngoài, người không có quốc tịch đều có thể trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật giống như công dân của một quốc gia hoặc cũng có thể bị hạn chế tùy theo quy định của mỗi quốc gia mà công dân có quốc tịch hoặc đang cư trú.

+ Chủ thể là tổ chức: các cơ quan nhà nước, các đơn vị vũ trang, tổ chức chính trị - xã hội, công ty, doanh nghiệp tư nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình,...

Tuy nhiên, để có thể tham gia vào quan hệ pháp luật, các chủ thể nói trên phải đáp ứng một số điều kiện nhất định về năng lực chủ thể pháp luật.

Chủ thể của quan hệ pháp luật luôn được xác định và có các quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định. Các quyền và nghĩa vụ pháp lý này do pháp luật quy định, phụ thuộc vào ý chí nhà nước.

Trên đây là bài viết của Hoatieu.vn về Chủ thể của quan hệ pháp luật là gì? Bài viết chỉ mang tính tham khảo, tùy tình huống thực tế có các căn cứ pháp lý khác, nên sẽ có sự sai biệt với nội dung giới thiệu trên. Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mục Là gì mảng Hỏi đáp pháp luật.

Đánh giá bài viết
1 947
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng