Hình thức cao nhất xử phạt vi phạm pháp luật là 2024?
Hình thức cao nhất xử phạt vi phạm pháp luật là 2024? Pháp luật điều chỉnh mọi quan hệ xã hội, có tính chất bắt buộc và các chế tài quy định chi tiết. Tuy nhiên hình thức cao nhất xử phạt vi phạm pháp luật là gì thì không phải ai cũng biết. Trong bài viết này HoaTieu.vn sẽ giải đáp các thắc mắc về vấn đề nêu trên, mời bạn đọc tham khảo.
Mức phạt cao nhất theo quy định pháp luật hiện hành
1. Vi phạm pháp luật là gì?
Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật và có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
Vi phạm pháp luật bao gồm 4 yếu tố cấu thành là mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể và khách thể.
Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là những dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan của vi phạm pháp luật. Nó bao gồm các yếu tố: hành vi trái pháp luật, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội, thời gian, địa điểm, phương tiện vi phạm.
Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật là trạng thái tâm lý bên trong của chủ thể khi thực hiện hành vi trái pháp luật. Nó bao gồm các yếu tố: lỗi, động cơ, mục đích vi phạm pháp luật.
Chủ thể của vi phạm pháp luật là cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý và đã thực hiện hành vi trái pháp luật.
Khách thể của vi phạm pháp luật là quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ nhưng bị hành vi trái pháp luật xâm hại tới.
2. Hình thức cao nhất xử phạt vi phạm pháp luật là?
Nếu hành vi bị coi là vi phạm pháp luật sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý, xử phạt theo quy định của pháp luật. Vậy hình thức cao nhất xử phạt vi phạm pháp luật là gì? Đây không chỉ là vấn đề pháp luật được quan tâm và thảo luận nhiều trong xã hội, mà còn xuất hiện trong các câu hỏi trắc nghiệm của các em học sinh trung học. Ví dụ như:
Câu hỏi: Hình thức cao nhất xử phạt vi phạm pháp luật là?
- A. Tử hình.
- B. Chung thân.
- C. Phạt tù.
- D. Cảnh cáo
Đáp án: Chọn A. Tử hình. là đáp án đúng.
Lý do: Căn cứ Khoản 1 Điều 32 Bộ luật Hình sự 2015 (SĐBS 2017) quy định các hình phạt đối với người phạm tội, trong đó tử hình là hình phạt cao nhất.
Khoản 1 Điều 40 BLHS quy định:
Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật này quy định.
Tử hình là một trong những loại hình phạt của BLHS, tuy nhiên mức độ và tính chất khác hoàn toàn các loại hình phạt khác. Đây là hình phạt cao nhất trong hệ thống hình phạt của nhà nước ta, có tính chất răn đe nghiêm khắc, đạt hiệu quả cao trong phòng ngừa tái phạm tội từ phía người bị kết án và không cho họ có cơ hội phục thiện. Tuy nhiên đây cũng là hình phạt khi bị quyết định sai sẽ không có khả năng khắc phục.
3. Ví dụ về hành vi trái pháp luật
Tất cả các quan hệ xã hội đều chịu sự điều chỉnh của pháp luật, vì vậy hành vi trái pháp luật có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong cuộc sống, và trên thực tế nó xuất hiện thường xuyên xung quanh ta. Ví dụ như:
- Ví dụ thứ nhất: N.V.L 19 tuổi thực hiện hành vi trộm cắp chiếc xe máy honda trị giá 40 triệu đồng của ông B (dùng để chạy xe ôm kiếm sống) đem bán lấy tiền tiêu. Như vậy hành vi của L đã vi phạm quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 137 Bộ luật Hình sự 20015 (SĐBS 2017) và bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Ví dụ thứ hai: Em Hà Văn D (15 tuổi) kết hôn với Lý Mùi T (10 tuổi) tại tỉnh Cao Bằng đã vi phạm quy định về độ tuổi kết hôn theo Luật hôn nhân và gia đình 2014. Trong trường hợp này sẽ bị xử phạt theo quy định tại
Điều 58 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt đối với hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn như sau:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
- Ví dụ thứ ba: Chị N.T.N điều khiển xe máy lead buổi sáng đi làm qua ngã tư sở đã phóng nhanh vượt đèn đỏ để kịp giờ làm. Hành vi của chị N là trái với quy định của Luật giao thông đường bộ. Chị N sẽ bị xử lý vi phạm theo điểm e, khoản 4, điểm b Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm g Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP:
Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) có hành vi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Qua các ví dụ trên ta có thể thấy những hành vi trái với pháp luật có thể xuất hiện tại bất cứ đâu, bất cứ lúc nào. Vì vậy, việc tìm hiểu pháp luật, nâng cao hiểu biết về quy định, chế tài của pháp luật, tránh những hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ của bản thân là rất cần thiết đối với mỗi người.
Bài viết này đã giải đáp thắc mắc về hình thức cao nhất xử phạt vi phạm pháp luật cùng những ví dụ về hành vi trái pháp luật, mời bạn đọc tham khảo các bài viết có liên quan tại mục Hình sự, Là gì? mảng Hỏi đáp pháp luật và Phổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Nguyễn Thị Hải Yến
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Hình sự
Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí phạt thế nào?
Phân tích các yếu tố cấu thành tội phạm
Như thế nào là Tội thao túng thị trường chứng khoán 2024?
Sơ thẩm, Phúc thẩm, Giám đốc thẩm, Tái thẩm trong tố tụng hình sự là gì?
Shipper tráo hàng xử phạt thế nào?
Tội liên quan đến bầu cử