Vi phạm hành chính có bao nhiêu dấu hiệu?

Vi phạm hành chính là các lỗi do cá nhân hay tổ chức thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý, vi phạm các quy định của pháp luật nhưng chưa phải là tội phạm thì sẽ bị xử phạt hành chính. Để xác định một hành vi xảy ra trong thực tế có phải là vi phạm hành chính hay không thì cần phải xác định các yếu tố cấu thành loại vi phạm pháp luật này. Vậy vi phạm hành chính có bao nhiêu dấu hiệu? Mời các bạn cùng tham khảo nội dung sau đây để biết thêm chi tiết.

1. Vi phạm hành chính là gì?

Theo Khoản 1 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (Luật XLVPHC) định nghĩa vi phạm hành chính: “là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính”.

Từ định nghĩa vi phạm hành chính trên có thể khái quát vi phạm hành chính là hành vi có lỗi, trái với pháp luật quản lý nhà nước và bị xử phạt. Như vậy, các dấu hiệu cơ bản của vi phạm hành chính được thể hiện như sau:

- Thứ nhất, hành vi đó là hành vi có lỗi được thể hiện dưới hình thức là lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý. Lỗi là trạng thái tâm lý, thái độ của chủ thể vi phạm đối với hành vi, hậu quả của hành vi đó tại thời điểm thực hiện hành vi vi phạm.

Hình thức lỗi cố ý thể hiện khi chủ thể có hành vi vi phạm hành chính nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hại cho xã hội, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra hoặc không mong muốn nhưng có ý thức để cho hậu quả xảy ra.

- Thứ hai, hành vi trái với pháp luật đó là hành vi có biểu hiện ra bên ngoài của vi phạm hành chính. Không có hành vi thì không có vi phạm pháp luật. Hành vi được biểu hiệu dưới hình thức hành dộng hoặc không hành động trái với quy định của pháp luật.

- Thứ ba, hành vi đó theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

- Thứ tư, hành vi đó do cá nhân hoặc tổ chức thực hiện, đây là dấu hiệu xác định “chủ thể” của vi phạm.

Vi phạm hành chính có bao nhiêu dấu hiệu?
Vi phạm hành chính có bao nhiêu dấu hiệu?

2. Các yếu tố cấu thành vi phạm hành chính

Cũng như cấu thành của các hành vi vi phạm khác thì vi phạm hành chính 4 yếu tố cấu thành như sau:

1. Mặt khách quan

Dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan là hành vi vi phạm hành chính. Khi xem xét đánh giá hành vi của cá nhân hay tổ chức nào đó có phải là hành vi vi phạm hành chính hay không phải dựa vào các căn cứ pháp lý vững chắc xác định hành vi đó phải được pháp luật quy định là sẽ bị xử phạt bằng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính. Đối với một số loại hành vi vi phạm hành chính không chỉ đơn thuần dựa vào dấu hiệu nội dung trái pháp luật trong hành vi mà còn phải dựa vào các dấu hiệu khác cụ thể:

– Thời gian, địa điểm thực hiện hành vi vi phạm

– Công cụ, phương tiện vi phạm

– Hậu quả và mối quan hệ nhân quả

Một số trường hợp hành vi của tổ chức, cá nhân được xác định là vi phạm hành chính khi hành vi đó gây ra thiệt hại cụ thể trong thực tế.

2. Mặt chủ quan

Dấu hiệu bắt buộc là yếu tố lỗi của chủ thể vi phạm. Lỗi là trạng thái tâm lý của một người đối với hành vi vi phạm của chính họ. Người nào nhận thức được hành vi của mình là trái pháp luật, có hại cho xã hội bị pháp luật cấm mà vẫn thực hiện thì được xác định là vi phạm hành chính.

Có hai hình thức lỗi: Lỗi cố ý, lỗi vô ý.

– Lỗi vô ý là trường hợp người thực hiện hành vi có đầy đủ khả năng nhận thức, điều khiển hành vi nhưng do vô tình, hoặc thiếu thận trọng dẫn đến vi phạm hành chính..

– Lỗi cố ý là trường hợp người thực hiện hành vi vi phạm hành chính biết hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội bị pháp luật hành chính cấm mà vẫn cố tình thực hiện.

Khi xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, chỉ cần xác định tổ chức đó có hành vi trái pháp luật hành chính và hành vi đó theo quy định của pháp luật bị xử phạt bằng các biện xử phạt vi phạm hành chính là đủ.

3. Chủ thể vi phạm hành chính

Chủ thể thực hiện vi phạm hành chính là các tổ chức, cá nhân có năng lực chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật hành chính.

Cá nhân là chủ thể vi phạm hành chính là người không mắc các bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi và đủ độ tuổi do pháp luật quy định cụ thể:

– Người đủ 14 đến dưới 16 tuổi là chủ thể của vi phạm hành chính trong trường hợp thực hiện hành vi với lỗi cố ý.

– Người từ đủ 16 tuổi trở lên có thể là chủ thể của vi phạm hành chính trong mọi trường hợp.

Tổ chức là chủ thể vi phạm hành chính bao gồm: Các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các đơn vị kinh tế, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân và các tổ chức khác có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật. Cá nhân, tổ chức nước ngoài cũng là chủ thể vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.

4. Khách thể của vi phạm hành chính

Là trật tự quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, an ninh trật tự, an toàn xã hội.

Như vậy có thể thấy yếu tố cấu thành của hành vi vi phạm hành chính thì người vi phạm có thể hành động hoặc không hành động trái với quy định pháp luật đã đặt ra.

3. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính

Vi phạm hành chính có hình thức xử phạt và cưỡng chế người vi phạm pháp luật bằng các chế tài tài chính. Nghĩa là những cá nhân tổ chức khi vi phạm hành chính sẽ bị xử phạt tiền để bù đắp cho hành vi vi phạm hoặc để răn đe.

Có thể thấy hình thức xử phạt vi phạm hành chính là hình thức nhẹ hơn so với vi phạm hình sự. Bởi những hành vi vi phạm hành chính chưa nguy hại đến mức phải xử phạt theo quy định hình sự. Tuy nhiên vẫn cần phải có hình phạt để ngăn chặn hành vi vi phạm từ đầu.

Ví dụ dễ hiểu về xử phạt hành chính mà chúng ta sẽ dễ bắt gặp là vi phạm giao thông, như hành vi vượt đèn đỏ sẽ bị xử phạt hành chính là từ 800.000 đến 1.000.000 đồng với phương tiện là xe máy.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 4.375
0 Bình luận
Sắp xếp theo