Phân biệt tội Hiếp dâm trẻ em và Giao cấu với trẻ em 2024
Phân biệt tội Hiếp dâm trẻ em và Giao cấu với trẻ em 2024. Trong phần lớn các vụ hiếp dâm trẻ em, kẻ phạm tội thường được hình dung là những người khỏe mạnh, chủ động tìm, lợi dụng hoặc đe dọa các bé gái để thỏa mãn thú tính. Tuy nhiên trên thực tế có không ít trường hợp nạn nhân lại là người lôi kéo, chủ động khiến người lớn không khỏi giật mình. Người phạm tội thường khai nhận do không hiểu biết pháp luật, không nắm rõ độ tuổi của nạn nhân...nên đã dẫn đến sự việc đau lòng, phải chịu cảnh tù tội. Vậy, pháp luật quy định về tội hiếp dâm trẻ em như thế nào?
Phân biệt tội Hiếp dâm trẻ em và Giao cấu với trẻ em
- 1. Tội giao cấu với trẻ em là gì?
- 2. Tội hiếp dâm trẻ em là gì?
- 3. Các trường hợp phạm tội cụ thể
- 3.1. Giao cấu với một người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (khoản 1 Điều 115)
- 3.2. Phạm tội nhiều lần (điểm a khoản 2 Điều 115)
- 3.3. Đối với nhiều người (điểm b khoản 2 Điều 115)
- 3.4. Giao cấu với trẻ em có tính chất loạn luân (điểm c khoản 2 Điều 115)
- 3.5. Giao cấu với trẻ em làm nạn nhân có thai (điểm d khoản 2 Điều 115)
- 4. Phân biệt tội Hiếp dâm trẻ em và Giao cấu với trẻ em
1. Tội giao cấu với trẻ em là gì?
Tội giao cấu với trẻ em được gọi chính xác là Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.
Giao cấu với trẻ em là hành vi của một người đã thành niên giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi không trái với ý muốn của nạn nhân. Điều 145 Bộ luật hình sự 2015 (SĐBS 2017) quy định:
1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 142 và Điều 144 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Có tính chất loạn luân;
d) Làm nạn nhân có thai;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
e) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
2. Tội hiếp dâm trẻ em là gì?
Tội hiếp dâm trẻ em gọi chính xác là Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi. Tội này được quy định tại Điều 142 Bộ luật hình sự 2015 cụ thể như sau:
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ;
b) Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Có tính chất loạn luân;
b) Làm nạn nhân có thai;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
d) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;
đ) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
e) Phạm tội 02 lần trở lên;
g) Đối với 02 người trở lên;
h) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Có tổ chức;
b) Nhiều người hiếp một người;
c) Phạm tội đối với người dưới 10 tuổi;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
đ) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
e) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
g) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
3. Các trường hợp phạm tội cụ thể
3.1. Giao cấu với một người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (khoản 1 Điều 145)
Trường hợp người phạm tội chỉ giao cấu với một người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 115 Bộ luật hình sự có khung hình phạt từ một năm đến năm năm tù. Khi quyết định hình phạt đối với trường hợp phạm tội này, cần phải xem xét một cách toàn diện đầy đủ các tình tiết của vụ án, nhân thân người phạm tội, đặc biệt là mối quan hệ giữa người bị hại với người phạm tội. Thông qua việc giải quyết vụ án các cơ quan tiến hành tố tụng cần giáo dục không chỉ người phạm tội mà cần giáo dục ngay cả đối với người bị hại để họ nhận thức được trách nhiệm của mình đối với bản thân và xã hội.
3.2. Phạm tội nhiều lần (điểm a khoản 2 Điều 145)
Phạm tội nhiều lần trong trường hợp này là giao cấu với một trẻ em từ hai lần trở lên. Khi xác định tình tiết phạm tội này cần chú ý: Tất cả các lần giao cấu, người phạm tội đã đủ 18 tuổi và người bị hại ở độ tuổi từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi, nếu có hai lần giao cấu nhưng trong đó coa một lần người phạm tội chưa đủ 18 tuổi hoặc người bị hại đã đủ 16 tuổi thì không coi là phạm tội nhiều lần và người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 115 Bộ luật hình sự. Nếu trong các lần giao cấu mà có một lần người bị hại dưới 13 tuổi thì người phạm tội phải bị truy cứu về hai tội: tội hiếp dâm trẻ em và tội giao cấu với trẻ em.
3.3. Đối với nhiều người (điểm b khoản 2 Điều 145)
Phạm tội đối với nhiều người trong trường hợp này là giao cấu với từ hai trẻ em trở lên và tất cả người bị hại đều ở độ tuổi từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, nếu có hai người bị hại, trong đó có một người đủ 16 tuổi thì người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 115 Bộ luật hình sự. Trường hợp nếu có một người dưới 13 tuổi khi bị giao cấu thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự hai tội: tội giao cấu với trẻ em và tội hiếp dâm trẻ em. Trường hợp có nhiều người bị giao cấu, trong dó có người bị giao cấu từ hai lần trở lên thì người phạm tội thuộc hai trường hợp: phạm tội nhiều lần và đối với nhiều người.
3.4. Giao cấu với trẻ em có tính chất loạn luân (điểm c khoản 2 Điều 145)
Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như các trường hợp hiếp dâm có tính chất loạn luân, cưỡng dâm có tính chất loạn luân, chỉ khác ở chỗ trường hợp phạm tội này giữa nạn nhân với người phạm tội có sự thoả thuận, đồng tình với nhau khi giao cấu. Việc xử lý nghiêm trường hợp giao cấu với trẻ em có tính chất loạn luân là nhằm bảo vệ giống nòi, bảo vệ sự phát triển bình thường của các em, bảo vệ thuần phong mỹ tục của gia đình và xã hội.
3.5. Giao cấu với trẻ em làm nạn nhân có thai (điểm d khoản 2 Điều 145)
Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như trường hợp làm nạn nhân có thai trong các trường hợp đối với tội hiếp dâm, tội cưỡng dâm, chỉ khác ở chỗ trong trường hợp phạm tội này nạn nhân đã đồng tình để người phạm tội giao cấu.
Khi xác định ttình tiết phạm tội này cần chú ý: Chỉ khi nào xác định người bị hại có thai do chính hành vi giao cấu của người phạm tội làm cho nạn nhân có thai và khi có thai, người bị hại ở độ tuổi từ đủ 13 đến dưới 16. Nếu người bị hại có thai do kết quả của một lần giao cấu với người khác hoặc tuy có thai với người phạm tội nhưng do giao cấu nhiều lần trong đó có lần người bị hại đã đủ 16 tuổi và cái thai đó là kết quả của lần giao cấu khi người bị hại đã tròn 16 tuổi, thì không thuộc trường hợp phạm tội này.
4. Phân biệt tội Hiếp dâm trẻ em và Giao cấu với trẻ em
Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (điều 142) | Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145) | |
Khái niệm | Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ; | Là hành vi của một người đã thành niên giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi không trái với ý muốn của nạn nhân => Hiện nay chưa có văn bản nào hướng dẫn hành vi giao cấu là gì, vì vậy gây không ít khó khăn trong việc định tội cũng như những mâu thuẫn trong quá trình giải quyết vụ án |
Chủ thể thực hiện tội phạm | Nam, nữ | Nam, nữ |
Tuổi người phạm tội | Đủ 14 tuổi trở lên | Đủ 18 tuổi trở lên |
Tuổi nạn nhân | Người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi | Người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi |
Hành vi | - Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện HV QH tình dục khác - Trái với ý muốn nạn nhân. | Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác |
Tình tiết tăng nặng | - Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: - Phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: | - Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: a) Phạm tội 02 lần trở lên; b) Đối với 02 người trở lên; c) Có tính chất loạn luân; d) Làm nạn nhân có thai; đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; e) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh. - Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội. |
Hình phạt bổ sung | Có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. |
Trên đây là những phân tích và thông tin về sự khác nhau của Hiếp dâm trẻ em và Giao cấu với trẻ em theo Bộ Luật hình sự HoaTieu.vn xin gửi đến bạn đọc. Mời bạn đọc tham khảo các bài viết có liên quan tại mục Hỏi đáp pháp luật.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Nguyễn Thị Hải Yến
- Ngày:
Phân biệt tội Hiếp dâm trẻ em và Giao cấu với trẻ em 2024
352 KB 28/03/2016 5:33:00 CHTải Phân biệt tội Hiếp dâm trẻ em và Giao cấu với trẻ em định dạng .Doc
10/01/2018 10:57:51 CH
Gợi ý cho bạn
-
Hướng dẫn nộp thuế môn bài 2025
-
Học luật có cần xét 3 đời không?
-
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018
-
Anh A tố cáo người có hành vi trộm cắp tài sản nhà nước là thực hiện hình thức dân chủ nào dưới đây?
-
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh mục đích của việc học tập để làm gì?
-
Gặp vạch kẻ mắt võng phải đi thế nào?
-
Xác định lỗi trong tai nạn giao thông
-
Bạo lực học đường là gì? An ninh học đường là gì?
-
Hành nghề bói toán, mê tín dị đoan bị xử lý như thế nào 2024?
-
Đi máy bay trong nước có cần hộ chiếu không?
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Hỏi đáp pháp luật
Giấy phép lái xe cấp trước 1/1/2025 thì được cấp, đổi lại thế nào?
Mẫu bảng lương tính thuế thu nhập cá nhân 2024
Nghỉ việc bao lâu được trả Sổ bảo hiểm?
Cách tính tiền một tiết dạy của giáo viên các cấp năm 2024
Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 10/2017
Cơ sở sâu xa cho việc hình thành sở hữu là gì?