Tăng viện phí từ 1/3, người dân bị tác động thế nào?

Tăng viện phí từ 1/3, người dân bị tác động thế nào?

Từ 1/3 tới, gần 1.900 dịch vụ kỹ thuật y tế sẽ được điều chỉnh giá với mức tăng trung bình từ 30-50% dựa theo Thông tư liên tịch 37/2015/TTLT-BYT-BTC về giá dịch vụ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Tăng nhiều nhất là giá khám chữa bệnh và giá ngày giường. Cụ thể, giá khám bệnh viện hạng đặc biệt và hạng 1 tăng từ 20.000 lên 39.000 đồng; Bệnh viện hạng 2 tăng từ 15.000 lên 35.000 đồng; Bệnh viện hạng 3 từ 10.000 lên 31.000 đồng...

Giá giường nằm điều trị hồi sức tích cực của bệnh viện hạng đặc biệt sẽ tăng từ 354.000 lên 677.000 đồng/ngày, mức tăng của bệnh viện hạng 1, hạng 2 sau 1/7 lần lượt là 632.000 đồng và 569.000 đồng.

Giá dịch vụ y tế các bệnh viện áp dụng từ ngày 1/3 tính thêm chi phí trực tiếp và phụ cấp đặc thù. Riêng 9 bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế đã tự chủ hoàn toàn về tài chính gồm: Bạch Mai, Việt Đức, Chợ Rẫy, Răng Hàm mặt Trung ương, Răng hàm mặt TP HCM, Nội tiết, Phụ sản Trung ương, Tai Mũi Họng Trung ương, Mắt Trung ương, sẽ tính luôn cả lương bác sĩ. Các cơ sở y tế còn lại áp dụng từ ngày 1/7.

Theo đó, giá khám bệnh và giá ngày giường (tính theo đồng) được phân theo hạng bệnh viện với mức tăng cụ thể như sau:

Tăng viện phí từ 1/3, người dân bị tác động thế nào?

Tuy nhiên nhiều dịch vụ có mức thấp như siêu âm từ 30.000 lên 49.000 đồng, chụp X-quang thường từ 36.000 đồng lên 47.000 đồng, chụp và can thiệp tim mạch từ 6,3 triệu đồng lên 6,7 triệu đồng; chụp PET/CT từ 19,3 triệu đồng lên 20,1 triệu đồng...
Ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ Y tế) cho biết, đúng ra giá viện phí đã được điều chỉnh từ tháng 11/2015, tuy nhiên việc tính tiền lương, phụ cấp vào giá đòi hỏi nhiều thời gian nên liên Bộ Y tế - Tài chính đã lùi thời gian ký ban thành thông tư.

Tăng viện phí từ 1/3, người dân bị tác động thế nào?

Cũng theo ông Liên, việc chia thành 2 đợt (trừ bệnh viện tư được điều chỉnh gộp từ 1/3) điều chỉnh giá dịch vụ y tế để giảm tác động đến đời sống của người dân và chỉ số giá tiêu dùng.

"Tăng giá ở đây không phải là tăng chi phí để thực hiện các dịch vụ y tế mà là chuyển các khoản chi trước đây được nhà nước bao cấp các bệnh viện vào giá sang hỗ trợ người dân tham gia BHYT. Theo đó, tiền lương của cán bộ y tế trước đây do ngân sách đảm bảo, giờ sẽ do người bệnh và Quỹ BHYT chi trả nên các bệnh viện, cán bộ y tế phải nâng cao chất lượng phục vụ mới có bệnh nhân, mới có tiền hoạt động", ông Liên giải thích.

Ông Liên cho biết, khi tăng giá dịch vụ, người dân có thẻ BHYT không bị tác động nhiều. Đơn cử, giá khám bệnh theo yêu cầu tại bệnh viện hạng 1 là 50.000 đồng, giá khám cũ là 20.000 đồng thì người có thẻ BHYT phải nộp chênh 30.000 đồng. Tuy nhiên từ 1/7, khi giá khám bệnh của bệnh viện hạng 1 nâng lên 39.000 đồng thì người bệnh chỉ phải nộp phần chênh lệch 11.000 đồng.

Với các loại máy móc, dịch vụ đầu tư theo hình thức xã hội hóa, khi tăng giá, phần cùng chi trả của người bệnh cũng giảm đi. Cụ thể, giá chụp CT scanner 64 dãy theo hình thức xã hội hóa là 2,5 triệu đồng, nhưng BHYT chỉ duyệt khung 1,7 triệu đồng nên người bệnh có thẻ BHYT phải nộp chênh 800.000 đồng. Nhưng từ 1/3, giá chụp CT scnaner được BHYT duyệt tăng lên 2,167 triệu đồng và từ 1/7 lên 2,266 triệu nên bệnh nhân chỉ phải nộp thêm lần lượt 333.000 đồng và 234.000 đồng.

Theo ông Liên, trong tương lai, người không có thẻ BHYT cũng phải áp dụng theo mức giá mới, do đó Bộ Y tế khuyến khích người chưa có thẻ nên tham gia BHYT (hiện tỉ lệ tham gia BHYT của cả nước đạt 77%).

Đánh giá bài viết
1 362
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo