Mẫu thẻ công chức, viên chức mới nhất 2024

Mẫu thẻ công chức, viên chức mới nhất năm 2024? Trách nhiệm của công chức, viên chức trong sử dụng và quản lý thẻ như thế nào? Hướng dẫn tích hợp thẻ công chức, viên chức trên ứng dụng VneID ra sao? Mời bạn đọc đón xem bài viết dưới đây của Hoatieu.vn để tìm hiểu nội dung chi tiết.

1. Mẫu thẻ công chức, viên chức mới nhất

Công chức, viên chức là những người làm việc tại cơ quan nhà nước, hưởng lương theo ngân sách nhà nước. Do đó, tác phong trang phục, làm việc, cách ứng xử phải chấp hành theo các quy định, nội quy chung của Bộ Nội vụ, cũng như quy định của từng ngành, từng cơ quan, đơn vị.

Về tác phong trang phục, thẻ công chức, viên chức là thẻ được cấp cho mỗi cá nhân khi làm việc, thực hiện nhiệm vụ được giao. Quy định bắt buộc công chức, viên chức phải đeo thẻ tại nơi làm việc, không chỉ thể hiện tác phong nghiêm túc của người cán bộ, còn giúp cán bộ quản lý và người dân tiếp cận các thông tin về công chức, viên chức đang làm nhiệm vụ.

Định nghĩa Thẻ công chức, viên chức là gì? được nêu tại Khoản 1 Điều 3 Quyết định 06/2008/QĐ-BNV:  Thẻ công chức, viên chức là công cụ để nhận biết và xác định vị trí, chức danh của từng công chức, viên chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Mẫu thẻ công chức, viên chức mới nhất
Mẫu thẻ công chức, viên chức mới nhất

=> Như vậy, nội dung cần có in trên thẻ công chức, viên chức bao gồm: Mẫu logo và biểu trưng của các cơ quan, sở, ngành; tên cơ quan, đơn vị quản lý công chức, viên chức; ảnh nhận diện; họ tên; chức vụ/chức danh công việc của cán bộ, công chức, viên chức; mã số nhân viên hoặc mã số thẻ.

Thay vì thẻ giấy như trước đây, hiện nay, thẻ công chức, viên chức thường được làm bằng plastic, một số nơi còn làm dạng thẻ từ hoặc thẻ gắn chíp điện tử để tăng hiệu quả sử dụng (ví dụ như dùng để đi thang máy, đăng ký gửi xe, mở tủ tài liệu bảo mật, tích hợp thông tin quản lý...)

Tại Điều 4 Quyết định 06/2008/QĐ-BNV cũng quy định rõ mẫu thẻ cán bộ, công chức, viên chức được trình bày như sau:

Thẻ hình chữ nhật, rộng 50mm; dài 90mm, trên hai mặt thẻ được in giống nhau các tiêu chí thông tin sau đây:

1. Tên cơ quan cấp Bộ, cấp tỉnh và tương đương hoặc cơ quan cấp trên của cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ, công chức, viên chức (ghi ở hàng thứ nhất): chữ in hoa kiểu Times New Roman, size 14 (theo bộ mã tiêu chuẩn tiếng Việt TCVN-6909/2001), chữ đậm, màu chữ vàng nhạt được in trên nền màu xanh da trời.

2. Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ, công chức, viên chức (ghi ở hàng thứ hai): chữ in hoa kiểu Times New Roman, size 14 (theo bộ mã tiêu chuẩn tiếng Việt TCVN-6909/2001), chữ đậm, màu chữ vàng nhạt được in trên nền màu xanh da trời.

3. Họ và tên của cán bộ, công chức, viên chức (ghi ở hàng thứ ba): chữ in hoa kiểu Times New Roman, size 16 (theo bộ mã tiêu chuẩn tiếng Việt TCVN-6909/2001), chữ đậm, màu đen được in trên nền màu trắng.

4. Chức vụ của cán bộ, công chức, viên chức (ghi ở hàng thứ tư): chữ in hoa kiểu Times New Roman, size 12 (theo bộ mã tiêu chuẩn tiếng Việt TCVN-6909/2001), đậm, màu đen được in trên nền màu trắng. Đối với những người không giữ chức vụ lãnh đạo thì ghi chức danh công việc hiện tại của cán bộ, công chức, viên chức đó.

5. Mã số thẻ cán bộ, công chức, viên chức theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ (ghi ở hàng thứ năm) chữ in hoa kiểu Times New Roman, size 14 (theo bộ mã tiêu chuẩn tiếng Việt TCVN-6909/2001), đậm, màu đỏ được in trên nền màu trắng. Trong khi chờ quy định mới về mã số thẻ cán bộ, công chức, viên chức, trước mắt vẫn áp dụng số hiệu của thẻ công chức theo hướng dẫn tại Công văn số 152/TCCP-VC ngày 05 tháng 5 năm 1994 của Ban Tổ chức – Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) về hướng dẫn làm phiếu, thẻ công chức.

6. Ảnh màu cỡ 3 x 4cm của người được cấp thẻ ở vị trí phía dưới bên trái thẻ.

7. Hình Quốc huy in màu theo quy định ở vị trí phía trên bên trái thẻ.

Mẫu thẻ công chức, viên chức mới nhất

Mẫu thẻ cán bộ, công chức, viên chức cơ quan nhà nước đều dùng mẫu thẻ dùng chung như sau:

Quốc huy

ỦY BAN NHÂN DÂN.....

TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ......

Ảnh màu

(3x4cm)

HỌ VÀ TÊN

CHỨC VỤ HOẶC CHỨC DANH

Mã số thẻ

2. Ai được cấp thẻ cán bộ công chức, viên chức?

Căn cứ Điều 3 Quyết định 06/2008/QĐ-BNV, những đối tượng sau đây được cấp và sử dụng thẻ công chức, viên chức:

– Những người được tuyển dụng vào làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước;

– Những người được tuyển dụng vào làm việc trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước;

– Cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn.

Theo quy định chung, cán bộ, công chức, viên chức phải đeo thẻ trong giờ làm việc, khi thực hiện nhiệm vụ, ngoại trừ trường hợp công chức, viên chức đang chấp hành nhiệm vụ bí mật, nhiệm vụ bảo đảm an ninh theo quy định.

Theo Chế độ đeo thẻ công chức, viên chức thì công chức, viên chức phải đeo thẻ khi thực hiện nhiệm vụ, trừ trường hợp công chức, viên chức chấp hành các biện pháp bảo đảm an ninh theo quy định riêng.

Cán bộ công chức, viên chức cũng tuyệt đối không được cho người khác mượn thẻ sử dụng. Khi làm mất thẻ phải báo cáo, giải trình với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để đề nghị xin được cấp lại thẻ mới.

3. Quy định đeo thẻ công chức, viên chức

Khi thực hiện nhiệm vụ, công chức, viên chức bắt buộc phải đeo thẻ. Tuy nhiên, đeo thẻ công chức, viên chức như thế nào cho đúng?

Căn cứ Quyết định 06/2008/QĐ-BNV, thẻ công chức, viên chức phải được đeo ở vị trí trước ngực bằng các dây đeo hoặc ghim cài. Khoảng cách từ cắm đến mặt cắt ngang ở mép trên của thẻ là 200-300 mm.

4. Trách nhiệm của công chức, viên chức trong việc quản lý và sử dụng thẻ

Thẻ công chức, viên chức là công cụ để xác định vị trí, chức danh của mỗi cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, tổ chức. Giúp người đứng đầu cấp trên và người dân nắm được thông tin về tên, chức danh của cán bộ công chức khi tiếp xúc, làm việc. Mỗi một cán bộ sẽ được cấp thẻ với mã số riêng.

Do đó, khi được cấp và sử dụng thẻ, công chức, viên chức cần có trách nhiệm sử dụng, quản lý, bảo quản thẻ theo đúng quy định của pháp luật. Phải đảm bảo sử dụng thẻ đúng mục đích, nhiệm vụ được giao.

Các trách nhiệm bao gồm:

– Công chức, viên chức tuyệt đối không được cho ai mượn dưới bất kỳ hình thức nào. Phải bảo quản, chỉ để sử dụng trong thông tin gắn với nghề nghiệp của cá nhân.

– Nếu thẻ bị mất hoặc bị hỏng, công chức, viên chức phải báo cáo với cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý thẻ. Để xác định các thông tin liên quan đối với quản lý, sử dụng thẻ. Đồng thời đề nghị xin được cấp hoặc đổi thẻ mới. Để đảm bảo nhu cầu, tính chất sử dụng trong hoạt động nghề nghiệp.

– Nếu được điều động, luân chuyển, biệt phái đến cơ quan, tổ chức, đơn vị khác phải trả lại thẻ cho cơ quan, tổ chức cũ. Đồng thời đề nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi chuyển đến cấp thẻ mới để sử dụng. Bởi các thông tin về nơi làm việc, chứng danh liên quan có thay đổi. Công chức cần cập nhật và phản ánh các thông tin gắn với hoạt động nghề nghiệp ngay sau đó.

– Nếu thay đổi chức danh công việc hoặc chức vụ công tác thì đề nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp đổi thẻ mới. Khi các thông tin liên quan đến công việc chuyên môn của công chức thay đổi, thì thông tin trên thẻ cũng phải kịp thời phản ánh. Để đảm bảo hiệu quả cũng như nhiệm vụ trong thực hiện công việc.

– Trường hợp công chức, viên chức nghỉ hưu thì sẽ được giữ lại thẻ của mình sau khi đã được cơ quan, tổ chức, đơn vị từng công tác đã cắt góc hoặc đột lỗ trên thẻ. Khi đó, thẻ không còn giá trị sử dụng. Có thể mang giá trị kỷ niệm, được lưu giữ trong nhu cầu của các công chức đó.

5. Công chức, viên chức vi phạm trách nhiệm quản lý và sử dụng thẻ bị xử phạt như thế nào

Căn cứ Điều 9 Quyết định 06/2008, công chức, viên chức đã được cấp thẻ nhưng không quản lý và sử dụng thẻ theo đúng quy định thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm có thể bị xem xét xử lý kỷ luật.

6. Thủ tục, hồ sơ làm thẻ cán bộ, công chức, viên chức 2024

6.1. Hồ sơ làm thẻ cán bộ công chức

Thông thường, các cơ quan, tổ chức, đơn vị có nhu cầu làm thẻ mới, cấp lại thẻ cho cán bộ, công chức sẽ tập hợp danh sách cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc tại đơn vị mình và chuyển đơn yêu cầu xin cấp thẻ tới Sở Nội vụ cấp tỉnh. Hồ sơ đề nghị làm thẻ bao gồm các loại giấy tờ như sau:

-  Văn bản đề nghị làm thẻ của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

- Danh sách cán bộ, công chức, viên chức đề nghị làm thẻ được lập thành biểu mẫu đính kèm, trong đó có các thông tin: họ tên cán bộ, tên đơn vị (phòng, ban), chức danh, mã số thẻ/mã số nhân viên .

- Nêu rõ nội dung: Cấp mới thẻ hoặc cấp đổi thẻ mới

+ Cấp mới thẻ: công chức, viên chức mới được tuyển dụng, tiếp nhận từ cơ quan, đơn vị khácđến công tác (thời gian cấp thẻ không quá 30 ngày kể từ ngàycán bộ, công chức, viên chức đó có quyết định tuyển dụng hoặc tiếp nhận).

+ Cấp đổi thẻ mới: cán bộ, công chức viên chức có thay đổi các thông tin trên thẻ như vị trí việc làm trong cơ quan, đơn vị, thay đổi mã ngạch, hạng chức danh nghề nghiệp, thay đổi chức vụ, chức danh... (ghi rõ mã số thẻ đã cấp).

2. Trình tự, thủ tục cấp thẻ cán bộ công chức:

  • Nhiệm vụ của Sở Nội vụ

- Thẩm định hồ sơ đề nghị làm thẻ cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan, tổ chức, đơn vị;

- Rà soát, cập nhật mã số thẻ cán bộ, công chức, viên chức;

- Cấp mã số thẻ cán bộ, công chức, viên chức theo danh sách đề nghị làm thẻ của các cơ quan, tổ chức, đơn vị.

  • Nhiệm vụ của các sở, ban, ngành tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Lập danh sách cán bộ, công chức, viên chức đề nghị làm thẻ;

- Tổ chức làm thẻ cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý,theo mã số thẻ cán bộ, công chức, viên chức do Sở Nội vụ cấp và theo mẫu do Bộ Nội vụ quy định.

Trên đây Hoatieu.vn đã giới thiệu đến bạn đọc Mẫu thẻ công chức, viên chức mới nhất 2024. Thủ tục, hồ sơ làm thẻ cán bộ, công chức, viên chức 2024. 

Mời bạn đọc đón đọc các nội dung khác tại mục Hỏi đáp pháp luật.

Đánh giá bài viết
1 945
0 Bình luận
Sắp xếp theo