Phân biệt tội Cướp tài sản và Cướp giật tài sản

Tải về

Phân biệt tội Cướp tài sản và Cướp giật tài sản

Phân biệt tội cướp tài sản và tội cướp giật tài sản? Điểm khác nhau cơ bản nhất để phân biệt là đối với tội cướp giật tài sản thì người phạm tội lợi dụng sơ hở của chủ sở hữu tài sản, nhanh chóng tiếp cận chủ sở hữu để chiếm đoạt tài sản và lẫn tránh. Còn tội cướp tài sản không có đặc trưng cơ bản này.

Đánh trộm vào nhà thì có phạm tội?

Quyết định 272/QĐ-TTg về ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Bộ Luật hình sự

tội cướp giật tài sản khác với tội cướp tài sản như thế nào?

Về cấu thành tội phạm: Cấu thành cơ bản "tội cướp tài sản" được Khoản 1 Điều 133 Bộ luật Hình sự (BLHS) quy định: "Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm".

Về hành vi khách quan của tội phạm được thể hiện ở các hành vi sau:

- Dùng vũ lực: là dùng sức mạnh vật chất tấn công người chủ tài sản, người quản lý tài sản hoặc bất kỳ người nào khác ngăn cản việc chiếm đoạt của người phạm tội nhằm đè bẹp sự phản kháng, làm tê liệt ý chí của nạn nhân để chiếm đoạt tài sản. Hành vi dùng vũ lực thường là đấm, đá, trói... hoặc kèm theo sử dụng các phương tiện, công cụ như dao, súng...;

- Đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc: là đe dạo dùng tức khắc sức mạnh vất chất được thể hiện bằng lời nói, cử chỉ hành động đe dọa sẽ tấn công người quản lý tài sản hoặc những người khác nếu không đáp ứng yêu cầu hoặc có ý định ngăn cản hành vi chiếm đoạt tài sản của người phạm tội. Ví dụ: A dùng súng bắn chỉ thiên và đe dọa, bắt B phải tháo đồ trang sức trên người đưa cho hắn nếu không hắn sẽ bắn chết ngay...

Hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được để chiếm đoạt tài sản: Người phạm tội không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, xong bằng mọi cách thức, thủ đoạn, người phạm tội đã đưa nạn nhân vào một tình trạng không còn khả năng quản lý được tài sản như dùng ê te, các loại thuốc ngủ đầu độc nạn nhân, dùng dây chằng qua đường làm nạn nhân vấp ngã để cướp tài sản...

Thời điểm hoàn thành của tội cướp tài sản được tính từ khi người phạm tội có một trong các hành vi nói trên.

Chủ thể của tội phạm: Người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ 14 tuổi.

Vậy tội cướp giật tài sản khác với tội cướp tài sản như thế nào?

Khác với tội cướp tài sản, người thực hiện hành vi cướp giật tài sản không dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, hoặc dùng hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được; mà lợi dụng sơ hở của người quản lý tài sản hoặc có thể tự mình tạo ra những sơ hở để thực hiện hành vi công khai chiếm đoạt tài sản đang rồi nhanh chóng tẩu thoát.

Trường hợp đối tượng cướp giật tài sản bị phát hiện, có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc chiếm bằng được tài sản thì có phạm tội cướp tài sản?

Ở đây cần phân biệt hai trường hợp: Nếu người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc chiếm đoạt được tài sản nhưng đã bị người bị hại hoặc người khác giành lại mà người phạm tội vẫn tiếp tục dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc nhằm chiếm đoạt bằng được tài sản thì truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản.

Nếu có hành vi hành hung chỉ nhằm mục đích tẩu thoát thì vẫn phạm tội cướp giật tài sản với tình tiết tăng nặng định khung: Hành hung để tẩu thoát.

Tuy có cùng hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản như tội cướp giật tài sản, nhưng người phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản chỉ lợi dụng tình trạng người quản lý tài sản không có khả năng ngăn cản để công khai chiếm đoạt tài sản của họ.

Ví dụ: Một người thợ điện đang sửa điện trên cột điện cao thế, đã thắt dây an toàn, tội phạm đã lợi dụng người thợ điện không có khả năng ngăn cản vì đang ở trên cột cao không thể xuống ngay được đã công khai dùng chìa khóa mở khóa xe máy của người thợ điện để dưới chân cột và nổ máy đi. Mặc dù người thợ điện nhìn thấy nhưng không thể ngăn cản được.

Cấu thành cơ bản "tội cưỡng đoạt tài sản" được Khoản 1 Điều 135 BLHS quy định: "Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm".

Đe dọa dùng vũ lực để chiếm đoạt tài sản: Đe dọa gây thiệt hại về thể chất, vật chất cho người chủ tài sản nếu người đó không đáp ứng, không làm thỏa mãn yêu cầu về tài sản cho người phạm tội. Việc đe dọa dùng vũ lực không dẫn đến việc dùng vũ lực ngay tức khắc mà có khoảng thời gian nhất định để người bị đe dọa suy nghĩa, cân nhắc lựa chọn để quyết định trao hay không trao tài sản.

Đây là điểm khác nhau cơ bản của hành vi đe dọa dùng vũ lực trong tội cưỡng đoạt tài sản với hành vi đe dọa dùng dùng ngay tức khắc vũ lực trong tội cướp tài sản. Trong tội cướp tài sản, người bị đe dọa không có sự lựa chọn, bị tê liệt ý chí và tê liệt sự phản kháng, họ sẽ bị tấn công "tức khắc" bằng vũ lực nếu không thỏa mãn yêu cầu của người phạm tội.

Uy hiếp về tinh thần người chủ tài sản: là hành vi gây đe dọa gây thiệt hại về mặt danh dự, uy tín như dọa công bố bí mật đời tư mà người chủ tài sản muốn giấu kín, đe dọa hủy hoại tài sản... Ví dụ" A chụp được ảnh chị B đang ngoại tình với một đồng nghiệp, A đã yêu cầu chị B phải nộp cho A 50 triệu đồng nếu không sẽ công bố bức ảnh.

Đánh giá bài viết
1 1.160
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm