Quyết định 272/QĐ-TTg về ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Bộ Luật hình sự

Tải về

Quyết định 272/QĐ-TTg - Ban hành kế hoạch triển khai thi hành Bộ Luật hình sự

Quyết định 272/QĐ-TTg về ban hành kế hoạch triển khai thi hành Bộ Luật hình sự được Thủ tướng Chính phủ ban hành, có hiệu lực ngày 19/02/2016. Theo đó, Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện 6 nội dung chính để triển khai và thi hành Bộ Luật hình sự mới nhất năm 2015.

Tổng hợp 16 Luật mới nhất vừa được Quốc hội thông qua

Bộ Luật tố tụng hình sự 101/2015/QH13

Luật thi hành án hình sự số 53/2010/QH12

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 272/QĐ-TTgHà Nội, ngày 19 tháng 02 năm 2016

QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THI HÀNH BỘ LUẬT HÌNH SỰ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Bộ luật Hình sự ngày 27 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Hình sự ngày 27 tháng 11 năm 2015;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai thi hành Bộ luật Hình sự.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
  • Ban Bí thư Trung ương Đảng;
  • Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
  • Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
  • HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
  • Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
  • Văn phòng Tổng Bí thư;
  • Văn phòng Chủ tịch nước;
  • Văn phòng Quốc hội;
  • Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
  • Tòa án nhân dân tối cao;
  • Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
  • Kiểm toán Nhà nước;
  • Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
  • Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
  • VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
  • Lưu: VT, PL (3b).

THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THI HÀNH BỘ LUẬT HÌNH SỰ

(Ban hành kèm theo Quyết định số 272/QĐ-TTg ngày 19 tháng 02 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ)

Ngày 27 tháng 11 năm 2015, kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII đã thông qua Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 (sau đây gọi là Bộ luật Hình sự năm 2015) và Nghị quyết số 109/2015/QH13 về việc thi hành Bộ luật Hình sự (sau đây gọi là Nghị quyết số 109/2015/QH13).

Để triển khai thi hành Bộ luật kịp thời, thống nhất và có hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Bộ luật Hình sự năm 2015 với các nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

a) Xác định cụ thể các nội dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm cũng như cơ chế phối hợp của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp và cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc tổ chức triển khai thi hành Bộ luật Hình sự năm 2015 và Nghị quyết số 109/2015/QH13, bảo đảm tính kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả;

b) Xác định cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong việc triển khai thi hành Bộ luật Hình sự năm 2015 và Nghị quyết số 109/2015/QH13 trên phạm vi cả nước.

2. Yêu cầu:

a) Xác định nội dung công việc phải gắn với trách nhiệm và phát huy vai trò chủ động, tích cực của Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc triển khai thi hành Bộ luật Hình sự năm 2015 và Nghị quyết số 109/2015/QH13; bảo đảm chất lượng và tiến độ hoàn thành công việc;

b) Bảo đảm sự phối hợp có hiệu quả giữa các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp và cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch;

c) Có lộ trình cụ thể bảo đảm thi hành Bộ luật Hình sự trong giai đoạn chuyển tiếp để bảo đảm sau ngày 01 tháng 7 năm 2016, Bộ luật được thực hiện thống nhất, đồng bộ và hiệu quả trên phạm vi cả nước;

d) Việc triển khai thi hành Bộ luật Hình sự năm 2015 là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần được ưu tiên và tập trung chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong năm 2016.

II. NỘI DUNG

1. Rà soát các vụ án hình sự và đối tượng thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 1 của Nghị quyết số 109/2015/QH13 để thực hiện việc đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, chuyển hình phạt tử hình thành hình phạt tù chung thân, miễn chấp hành hình phạt, xóa án tích cho người bị kết án

a) Cơ quan thực hiện:

- Bộ Công an, Bộ Quốc phòng chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, các trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân tiến hành:

+ Rà soát các vụ án hình sự cơ quan, đơn vị mình đang thụ lý để xem xét khởi tố, điều tra mà bị can thuộc diện không bị xử lý hình sự theo quy định tại các Điểm d và đ Khoản 2 Điều 1 của Nghị quyết số 109/2015/QH13 và đình chỉ điều tra đối với bị can đó;

+ Rà soát các đối tượng người bị kết án thuộc diện được chuyển hình phạt tử hình thành hình phạt tù chung thân hoặc được miễn chấp hành hình phạt theo quy định tại các Điểm a, b, c, d và đ Khoản 2 Điều 1 của Nghị quyết số 109/2015/QH13 mà cơ quan, đơn vị mình đang quản lý và lập hồ sơ trình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chuyển hình phạt tử hình thành hình phạt tù chung thân hoặc làm thủ tục đề nghị Tòa án có thẩm quyền miễn chấp hành hình phạt cho họ, đồng thời, gửi danh sách các đối tượng được đề nghị miễn chấp hành hình phạt theo quy định tại các Điểm d và đ Khoản 2 Điều 1 của Nghị quyết số 109/2015/QH13 cho Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia để cập nhật thông tin xóa án tích đương nhiên vào Lý lịch tư pháp của người bị kết án đó.

- Bộ Tư pháp chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thi hành án dân sự, Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, các Sở Tư pháp tiến hành:

+ Rà soát các đối tượng người bị kết án phạt tiền thuộc diện được miễn chấp hành hình phạt theo quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 1 của Nghị quyết số 109/2015/QH13 và làm thủ tục đề nghị Tòa án có thẩm quyền miễn chấp hành hình phạt tiền cho họ;

+ Rà soát các đối tượng người bị kết án thuộc diện đương nhiên được xóa án tích theo quy định tại Điểm e Khoản 2 Điều 1 của Nghị quyết số 109/2015/QH13 và cập nhật thông tin vào Lý lịch tư pháp của người đó và cấp Phiếu lý lịch tư pháp ghi "không có án tích" cho họ khi có yêu cầu.

- Đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương và các Viện kiểm sát tiến hành:

+ Rà soát các vụ án hình sự cơ quan, đơn vị mình đang thụ lý điều tra, truy tố mà bị can thuộc diện không bị xử lý hình sự theo quy định tại các Điểm d và đ Khoản 2 Điều 1 của Nghị quyết số 109/2015/QH13 và đình chỉ vụ án đối với bị can đó;

+ Phối hợp với cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong việc rà soát các vụ án đang trong quá trình khởi tố, điều tra mà bị can thuộc diện không bị xử lý hình sự theo quy định tại các Điểm d và đ Khoản 2 Điều 1 của Nghị quyết số 109/2015/QH13 để đình chỉ điều tra đối với họ.

Đánh giá bài viết
1 248
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm