Hiệu trưởng là công chức hay viên chức 2024?

Hiệu trưởng là công chức hay viên chức 2024? Hiện nay, vẫn còn nhiều người gặp khó khăn khi phân biệt công chức và viên chức. Những ngày gần đây, HoaTieu.vn nhận được khá nhiều câu hỏi về việc hiệu trưởng là công chức hay viên chức? Theo đó, từ 01/7/2020, Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức, viên chức 2019 (Luật sửa đổi) có hiệu lực pháp luật, thay đổi một số quy định về công chức, viên chức. Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây để giải đáp cho thắc mắc trên nhé.

Hiệu trưởng, hiệu phó có còn là công chức?
Hiệu trưởng, hiệu phó có còn là công chức?

1. Công chức là gì?

Khoản 2 điều 1 Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức, viên chức 2019 quy định về công chức như sau:

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước:

- Trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;

- Trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng;

- Trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an.

So với quy định cũ, người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập sẽ không còn là công chức.

2. Viên chức là gì?

Theo quy định tại điều 2 Luật Viên chức 2010, viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

3. Hiệu trưởng là công chức hay viên chức?

Hiệu trưởng là công chức hay viên chức?

Theo Nghị định 115/2020/NĐ-CP có nêu rõ khái niệm viên chức quản lý như sau:

Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý.

Qua đó, có thể thấy từ 1/7/2020, Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi, bổ sung 2019 đã có hiệu lực và Hiệu trưởng của các trường công lập không còn là công chức mà được coi là viên chức quản lý.

4. Hiệu phó là công chức hay viên chức?

Tương tự như hiệu trưởng, hiệu phó không phải là công chức mà là viên chức quản lý.

5. Hiệu trưởng trường đại học là công chức hay viên chức?

Tương tự như hiệu trưởng, hiệu phó cơ sở đào tạo giáo dục các bậc học khác, từ 1/7/2020, khi Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi, bổ sung 2019 có hiệu lực thì hiệu trưởng các trường đại học công lập đã không còn là công chức mà chỉ là viên chức.

Tuy nhiên, các chế độ dành cho Hiệu trưởng trường đại học vẫn được giữ nguyên như khi còn là công chức cho đến khi hết thời hạn bổ nhiệm chứ không bị thay đổi.

6. Chế độ với hiệu trưởng, hiệu phó khi không còn là công chức

Đối với hiệu trưởng, hiệu phó - người đang giữ chức danh nghề nghiệp công chức mà sau ngày 01/7/2020 không còn là công chức thì hưởng chế độ như thế nào?

Căn cứ Điều 85 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định:

Người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập được xác định là công chức theo quy định của Luật cán bộ, công chức 2008 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành mà không còn là công chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 84 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 thì tiếp tục thực hiện chế độ, chính sách và áp dụng các quy định của pháp luật về cán bộ, công chức cho đến hết thời hạn bổ nhiệm giữ chức vụ đang đảm nhiệm.

Theo đó, hiệu trưởng khi không còn là công chức vẫn sẽ tiếp tục được hưởng chế độ, chính sách và áp dụng các quy định của pháp luật về cán bộ, công chức cho đến hết thời hạn bổ nhiệm giữ chức vụ đang đảm nhiệm, tức là sẽ được hưởng các chế độ như đối với công chức cho đến khi hết thời hạn bổ nhiệm chức vụ đó.

7. Quy định của pháp luật về công chức, viên chức

Các vấn đề về tuyển dụng, hồ sơ thi viên chức, công chức đều được pháp luật quy định rõ ràng. Để biết cụ thể các quy định này, mời các bạn tham khảo bài: Công chức là gì? Viên chức là gì?

8. Chế độ phụ cấp đối với hiệu trưởng, hiệu phó

Để nắm rõ các chế độ phụ cấp đối với hiệu trường và hiệu phó theo quy định mới nhất, mời các bạn tham khảo chi tiết tại bài viết: Phụ cấp chức vụ trong cơ sở giáo dục 2022

Ngoài các chế độ phụ cấp như với giáo viên (phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thu hút, phụ cấp thâm niên), hiệu trưởng, hiệu phó còn được hưởng phụ cấp lãnh đạo tại Thông tư 33/2005/TT-BGD&ĐT:

Số thứ tự

Cơ sở giáo dục

Chức vụ lãnh đạo

Hệ số phụ cấp

Ghi chú

1

Trường trung học chuyên nghiệp và trường dạy nghề

- Hiệu trưởng:

+ Trường hạng I

+ Trường hạng II

+ Trường hạng III

- Phó hiệu trưởng:

+ Trường hạng I

+ Trường hạng II

+ Trường hạng III

0,80

0,70

0,60

0,60

0,50

0,40

- Trưởng khoa, phòng, ban, xưởng và tổ bộ môn trực thuộc trường và tương đương.

- Phó trưởng khoa, phòng, ban, xưởng và tổ bộ môn trực thuộc trường và tương đương.

- Tổ trưởng tổ bộ môn trực thuộc khoa.

- Tổ phó tổ bộ môn trực thuộc khoa

0,35

0,25

0,20

0,15

Áp dụng chung cho tất cả các trường THCN và trường DN

2

Trường trung học phổ thông

- Hiệu trưởng:

+ Trường hạng I

+ Trường hạng II

+ Trường hạng III

- Phó hiệu trưởng:

+ Trường hạng I

+ Trường hạng II

+ Trường hạng III

0,70

0,60

0,45

0,55

0,45

0,35

Trường chuyên biệt tỉnh hưởng như trường hạng I

- Tổ trưởng chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường)

- Tổ phó chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường)

0,25

0,15

3

Trường trung học cơ sở

- Hiệu trưởng:

+ Trường hạng I

+ Trường hạng II

+ Trường hạng III

- Phó hiệu trưởng:

+ Trường hạng I

+ Trường hạng II

+ Trường hạng III

0,55

0,45

0,35

0,45

0,35

0,25

Trường chuyên biệt huyện hưởng như trường hạng I

- Tổ trưởng chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường)

- Tổ phó chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường)

0,20

0,15

4

Trường tiểu học

- Hiệu trưởng:

+ Trường hạng I

+ Trường hạng II

+ Trường hạng III

- Phó hiệu trưởng:

+ Trường hạng I

+ Trường hạng II

+ Trường hạng III

0,50

0,40

0,30

0,40

0,30

0,25

- Tổ trưởng chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường)

- Tổ phó chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường)

0,20

0,15

5

Trường mầm non

- Hiệu trưởng:

+ Trường hạng I

+ Trường hạng II

- Phó hiệu trưởng:

+ Trường hạng I

+ Trường hạng II

0,50

0,35

0,35

0,25

Để biết thêm về các chế độ phụ cấp, mời các bạn tham khảo bài viết: Bảng lương giáo viên vùng khó khăn

Trên đây, Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Hiệu trưởng là công chức hay viên chức? Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác trong mục Dân sự của phần Hỏi đáp pháp luật.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
6 6.609
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm