Công chức là gì? Viên chức là gì?
Trong hệ thống hành chính Việt Nam, hai khái niệm "công chức" và "viên chức" thường được nhắc đến, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ sự khác biệt giữa chúng. Vậy, công chức là gì? Viên chức là gì? Bài viết này của Hoatieu.vn sẽ giúp bạn phân tích hai khái niệm này, đồng thời làm rõ những điểm khác biệt cơ bản giữa chúng, mời các bạn cùng tham khảo.
Quy định về công chức, viên chức
1. Viên chức là gì?
Theo quy định tại Điều 2 Luật Viên chức 2010 nêu rõ:
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
2. Công chức là gì?
Tại Khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 định nghĩa như sau:
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
3. Công chức khác gì viên chức?
- Mời bạn xem thêm: Tổng hợp chính sách dành cho cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện tinh gọn bộ máy
Công chức và viên chức đều là những người làm việc trong các cơ quan, tổ chức của Nhà nước, nhưng giữa họ có những điểm khác biệt cơ bản như sau:
Tiêu chí | Công chức | Viên chức |
Cơ quan làm việc | Làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội | Làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập (ví dụ: trường học, bệnh viện, viện nghiên cứu) |
Nguồn trả lương | Hưởng lương từ ngân sách nhà nước | Hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập |
Chế độ làm việc | Làm việc theo chế độ biên chế | Làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc |
Quyền lực công | Được giao quyền lực công để thực thi công vụ | Không được giao quyền lực công |
Ngạch và chức danh | Được phân ngạch rõ ràng (ví dụ: chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp) | Có chức danh nghề nghiệp theo từng lĩnh vực hoạt động (ví dụ: giáo viên, bác sĩ, kỹ sư) |
Pháp luật điều chỉnh | Được điều chỉnh bởi Luật Cán bộ, công chức và các văn bản pháp luật khác có liên quan | Được điều chỉnh bởi Luật Viên chức và các văn bản pháp luật khác có liên quan |
4. Quy định về thi tuyển công chức, viên chức
4.1. Thi tuyển công chức
4.1.1. Hồ sơ thi công chức
Hồ sơ thi công chức gồm các giấy tờ sau:
- Đơn đăng ký dự tuyển công chức (theo mẫu)
- Bản sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 30 ngày, tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển
- Bản sao có chứng thực (hoặc nộp bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu) giấy khai sinh và hộ khẩu thường trú.
- Bản sao có chứng thực (hoặc nộp bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu) các văn bằng, chứng chỉ và kết quả học tập theo yêu cầu của vị trí dự tuyển
- Giấy chứng nhận sức khỏe còn giá trị sử dụng do cơ quan y tế đủ điều kiện được khám sức khỏe chứng nhận theo quy định tại Thông tư số 14/2013/TT-BYT ngày 06 tháng 5 năm 2013 của Bộ Y tế về hướng dẫn khám sức khỏe
- Giấy chứng nhận thuộc đối tượng ưu tiên trong tuyển dụng công chức (nếu có) được cơ quan có thẩm quyền chứng thực.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4.1.2. Thủ tục thi công chức
Nội dung và hình thức thi tuyển dụng công chức được thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định 138/2020/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 13 Nghị định 06/2023/NĐ-CP) như sau:
- Hình thức thi: Căn cứ vào tính chất, đặc điểm và yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định một trong ba hình thức thi: Phỏng vấn; viết; kết hợp phỏng vấn và viết.
- Nội dung thi: Kiểm tra kiến thức về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật về ngành, lĩnh vực tuyển dụng; kỹ năng thực thi công vụ của người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.
Nội dung thi môn nghiệp vụ chuyên ngành phải căn cứ vào chức trách, tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn của ngạch công chức và phải phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển. Trong cùng một kỳ thi tuyển, nếu có các vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ khác nhau thì cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức phải tổ chức xây dựng các đề thi môn nghiệp vụ chuyên ngành khác nhau tương ứng với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.
- Thời gian thi: Thi phỏng vấn 30 phút (trước khi thi phỏng vấn, thí sinh dự thi có không quá 15 phút chuẩn bị); thi viết 180 phút (không kể thời gian chép đề). Trường hợp lựa chọn hình thức thi kết hợp phỏng vấn và viết thì thời gian thi phỏng vấn và thời gian thi viết được thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 8 Nghị định 138/2020/NĐ-CP.
- Thang điểm (thi phỏng vấn, thi viết): 100 điểm. Trường hợp lựa chọn hình thức thi kết hợp phỏng vấn và viết thì tỷ lệ điểm phỏng vấn và viết do Chủ tịch Hội đồng thi quyết định nhưng phải bảo đảm có tổng là 100 điểm.
- Trường hợp cơ quan quản lý công chức có yêu cầu đặc thù cao hơn về nội dung, hình thức, thời gian thi tại vòng 2 thì thống nhất ý kiến với Bộ Nội vụ trước khi thực hiện.
4.2. Thi tuyển viên chức
4.2.1. Hồ sơ thi viên chức
Hồ sơ thi viên chức gồm:
- Đơn đăng ký dự tuyển (theo mẫu);
- Sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;
- Văn bằng, chứng chỉ và kết quả học tập theo yêu cầu của vị trí dự tuyển (Bản sao chứng thực); Nếu do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp thì phải được công chứng dịch thuật sang tiếng Việt;
- Giấy chứng nhận sức khỏe còn giá trị sử dụng do cơ quan y tế có đủ điều kiện khám sức khỏe chứng nhận;
- Giấy chứng nhận thuộc đối tượng ưu tiên (nếu có).
4.2.2. Thủ tục thi viên chức
Thủ tục thi tuyển viên chức mới nhất hiện nay được quy định tại Quyết định 1098/QĐ-BNV như sau:
Bước 1. Người đăng ký dự tuyển nộp Phiếu đăng ký dự tuyển viên chức theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định 85/2023/NĐ-CP tại địa điểm tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển hoặc gửi theo đường bưu chính hoặc qua trang thông tin điện tử hoặc Cổng Thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng.
Thời hạn nhận Phiếu đăng ký dự tuyển là 30 ngày kể từ ngày thông báo tuyển dụng công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng.
Bước 2. Ban kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển Trường hợp người dự tuyển không đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn dự tuyển thì chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển, Hội đồng tuyển dụng có trách nhiệm gửi thông báo bằng văn bản tới người đăng ký dự tuyển được biết theo địa chỉ mà người dự tuyển đã đăng ký.
Bước 3. Tổ chức thi tuyển viên chức:
Thi tuyển viên chức được thực hiện theo 2 vòng thi như sau:
- Vòng 1: Thi kiểm tra kiến thức chung bằng hình thức trắc nghiệm trên máy vi tính. Nội dung thi gồm 02 phần, cụ thể như sau:
+ Phần I: Kiến thức chung, 60 câu hỏi hiểu biết về pháp luật viên chức, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật về ngành, lĩnh vực tuyển dụng. Thời gian thi 60 phút.
Trường hợp đã đạt kết quả kiểm định chất lượng đầu vào theo quy định về kiểm định chất lượng đầu vào công chức thì được miễn thi Phần I.
+ Phần II: Ngoại ngữ, 30 câu hỏi theo yêu cầu của vị trí việc làm bằng một trong năm thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc lựa chọn 01 ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí việc làm. Thời gian thi 30 phút.
Đối với vị trí việc làm không yêu cầu ngoại ngữ trong tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng và theo bản mô tả công việc và khung năng lực vị trí việc làm thì không phải tổ chức thi Phần II.
+ Kết quả thi vòng 1 được xác định theo số câu trả lời đúng cho từng phần thi quy định tại điểm a và điểm b khoản này; nếu trả lời đúng từ 50% số câu hỏi trở lên cho từng phần thi thì người dự tuyển được thi tiếp vòng 2.
- Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành
+ Hình thức thi: Căn cứ vào tính chất, đặc điểm và yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng lựa chọn một trong ba hình thức thi: Vấn đáp hoặc thực hành hoặc viết.
Trường hợp lựa chọn hình thức thi viết thì được lựa chọn một trong ba hình thức: Trắc nghiệm hoặc tự luận hoặc trắc nghiệm kết hợp với tự luận.
+ Nội dung thi: Kiểm tra kiến thức, kỹ năng hoạt động nghề nghiệp của người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.
Nội dung thi môn nghiệp vụ chuyên ngành phải căn cứ vào nhiệm vụ, tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp viên chức và phải phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển. Trong cùng một kỳ thi tuyển, nếu có các vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ khác nhau thì Hội đồng tuyển dụng viên chức phải tổ chức xây dựng các đề thi môn nghiệp vụ chuyên ngành khác nhau tương ứng với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển. Các công việc liên quan đến việc ra đề thi phải thực hiện bảo mật theo quy định của pháp luật.
+ Thời gian thi: vấn đáp 30 phút (thí sinh dự thi có không quá 15 phút chuẩn bị, không tính vào thời gian thi); viết 180 phút (không kể thời gian chép đề); thời gian thi thực hành do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng quyết định căn cứ vào tính chất, đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của vị trí việc làm cần tuyển.
+ Thang điểm (vấn đáp, thực hành, viết): 100 điểm.
+ Căn cứ vào nhu cầu và đặc thù của cơ quan, đơn vị, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng quyết định yêu cầu cao hơn về nội dung, hình thức, thời gian thi vòng 2 quy định tại khoản này.
- Trường hợp tổ chức thi ngoại ngữ thì không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ; nếu đạt kết quả thì được coi là đáp ứng tiêu chuẩn về ngoại ngữ.
Miễn phần thi ngoại ngữ đối với các trường hợp sau:
+ Có bằng tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ (Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí việc làm) cùng trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển.
+ Có bằng tốt nghiệp cùng trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển, học tập ở nước ngoài hoặc học bằng tiếng nước ngoài (Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí việc làm) ở Việt Nam, được cơ quan có thẩm quyền công nhận hoặc đương nhiên được công nhận theo quy định của pháp luật.
+ Có bằng tốt nghiệp chuyên môn chuẩn đầu ra về ngoại ngữ theo quy định có giá trị tương đương hoặc cao hơn tiêu chuẩn về ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển.
+ Có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số dự tuyển vào vị trí việc làm liên quan trực tiếp đến người dân tộc thiểu số hoặc vị trí việc làm công tác tại vùng dân tộc thiểu số; là người dân tộc thiểu số dự tuyển vào vị trí việc làm liên quan trực tiếp đến người dân tộc thiểu số hoặc vị trí việc làm công tác ở vùng dân tộc thiểu số.
Bước 4. Thông báo kết quả tuyển dụng viên chức
Sau khi hoàn thành việc chấm thi vòng 2 theo quy định, chậm nhất 05 ngày làm việc, Hội đồng tuyển dụng phải báo cáo người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức xem xét, công nhận kết quả tuyển dụng.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có quyết định công nhận kết quả tuyển dụng, Hội đồng tuyển dụng phải thông báo công khai trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng và gửi thông báo công nhận kết quả trúng tuyển bằng văn bản tới người dự tuyển theo địa chỉ mà người dự tuyển đã đăng ký. Nội dung thông báo phải ghi rõ thời hạn người trú.
Bước 5. Hoàn thiện hồ sơ tuyển dụng
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo kết quả trúng tuyển, người trúng tuyển phải hoàn thiện hồ sơ tuyển dụng, bao gồm:
+ Bản sao văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển, chứng nhận đối tượng ưu tiên (nếu có);
Trường hợp có một trong các văn bằng, chứng chỉ quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định này thì được sử dụng thay thế chứng chỉ ngoại ngữ.
+ Phiếu lý lịch tư pháp số 1 do cơ quan có thẩm quyền cấp.
- Trường hợp người trúng tuyển không hoàn thiện đủ hồ sơ tuyển dụng theo quy định hoặc có hành vi gian lận trong việc kê khai Phiếu đăng ký dự tuyển hoặc bị phát hiện sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không đúng quy định để tham gia dự tuyển thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức ra quyết định hủy kết quả trúng tuyển.
Trường hợp người đăng ký dự tuyển có hành vi gian lận trong việc kê khai Phiếu đăng ký dự tuyển hoặc sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không đúng quy định để tham gia dự tuyển thì cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng thông báo công khai trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị và không tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển trong một kỳ tuyển dụng tiếp theo.
Bước 6. Ký kết hợp đồng làm việc và nhận việc
- Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày người trúng tuyển hoàn thiện hồ sơ tuyển dụng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức ra quyết định tuyển dụng, đồng thời gửi quyết định tới người trúng tuyển theo địa chỉ đã đăng ký và đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng viên chức để biết, thực hiện việc ký hợp đồng làm việc với viên chức.
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định tuyển dụng, người được tuyển dụng viên chức phải đến đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng viên chức để ký hợp đồng làm việc và nhận việc, trừ trường hợp quyết định tuyển dụng quy định thời hạn khác hoặc được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức đồng ý gia hạn.
- Hợp đồng làm việc xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 60 tháng (Mẫu số 02 hoặc Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định 115/2020/NĐ-CP).
- Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định 115/2020/NĐ-CP).
Trên đây, Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Công chức là gì? Viên chức là gì? Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết có liên quan tại mục Cán bộ công chức, mảng Hỏi đáp pháp luật.
- Chia sẻ:
Trần Thu Trang
- Ngày:
- Tham vấn:
Đinh Ngọc Tùng
Tham khảo thêm
Bảng lương viên chức 2025
Những ngành xét lý lịch 3 đời
Hướng dẫn khai lý lịch viên chức 2025
Tổng hợp chính sách dành cho cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện tinh gọn bộ máy
Chế độ tiền thưởng cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang theo Nghị định 73 2024
Bảng lương theo vị trí việc làm của công chức 2025
Mức thưởng Tết cho cán bộ, công chức, viên chức bằng bao nhiêu % tổng quỹ tiền lương?
Tổng biên chế công chức, viên chức tại Hà Nội năm 2025

Gợi ý cho bạn
-
Những thành tựu và hạn chế quyền làm chủ của người dân hiện nay
-
Điểm giấy phép lái xe là gì?
-
Có bao nhiêu mối quan hệ cơ bản được xem là cơ sở hình thành gia đình? Đó là những mối quan hệ nào?
-
Tại nơi đường sắt giao cắt đường bộ quyền ưu tiên thuộc về phương tiện nào?
-
Ma túy được chia làm mấy loại 2025?
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Top 4 bài phân tích 16 câu giữa bài Vội vàng
Mẫu hợp đồng góp vốn
Có thể bạn quan tâm
-
Đoàn kết là gì? Vai trò của đoàn kết?
-
Ví dụ về Quy phạm pháp luật
-
Nhà trường có viết hoa không?
-
Những ngành xét lý lịch 3 đời
-
Số hiệu quân nhân là gì? Cách tra cứu số hiệu quân nhân
-
Từ Đảng viên có phải viết hoa không?
-
Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức? Ý nghĩa và phương pháp luận?
-
Luận điểm, luận cứ là gì?
-
Các loại bằng tốt nghiệp đại học 2025
-
Số hiệu viên chức là gì?
-
12, 13, 14, 15 tuổi học lớp mấy?
-
Hai khái niệm triết học và thế giới quan liên hệ với nhau như thế nào?

Bài viết hay Là gì?
Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân kết hợp chặt chẽ với thế trận nào?
Thi lại có được cộng điểm vùng không 2025?
Tuổi đảng là gì? Cách tính tuổi đảng của đảng viên 2025
Bản mô tả công việc của kế toán nội bộ 2025
Mục tiêu và yêu cầu của pháp luật đại cương
Chữ ký tươi là gì? Quy định về chữ ký tươi 2025