Ưu điểm và hạn chế của dân chủ trực tiếp

Dân chủ trực tiếp là gì? Pháp luật nước ta luôn đề cao dân chủ trong hoạt động quản lý mọi phương diện của Nhà nước từ kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị.... Trong bài viết dưới đây, Hoatieu.vn sẽ đi sâu phân tích những ưu điểm và nhược điểm của dân chủ trực tiếp.

1. Dân chủ trực tiếp là gì?

Dân chủ là chế độ chính trị xuất hiện từ xa xưa ngay cả khi chưa hình thành Nhà nước. Khái niệm dân chủ thuở sơ khai được hiểu là việc làm chủ của người dân đối với lãnh thổ đang sinh sống, xuất phát từ những nhu cầu trong xã hội, người dân lập ra Nhà nước, giao cho Nhà nước quyền đại diện cho nhân dân để quản lý xã hội.

Dân chủ trực tiếp được hiểu là sự thể hiện ý chí của công dân đối với các vấn đề của đất nước mà không cần thông qua bất cứ một tổ chức nào. Các hình thức của dân chủ trực tiếp ở nước ta hiện nay là bầu cử, ứng cử Quốc hội, trong các cuộc trưng cầu dân ý....

Chính vì dân chủ trực tiếp được thực hiện dân chủ của nhân dân không qua bất cứ tổ chức hay cá nhân nào nên trong một phạm vi đất nước thì việc thực hiện dân chủ trực tiếp thường xuyên rất khó khăn. Chỉ trong những phạm vi nhỏ của một tổ chức thì việc thực hiện dân chủ trực tiếp mới dễ dàng và có hiệu quả tốt. Vì thế chúng ta sẽ dễ thấy dân chủ trực tiếp trong các lớp học, trong cơ sở đoàn, trong các tổ chức nhỏ,...

Dân chủ trực tiếp là gì

2. Ưu điểm của dân chủ trực tiếp

Hình thức dân chủ trực tiếp là phương thức cơ bản biểu đạt rõ ràng nhất ý chí của người dân tới Nhà nước. Pháp luật quy định Nhà nước phải có trách nhiệm công khai, minh bạch mọi thông tin từ các hoạt động quản lý Nhà nước. Đều được người dân tiếp cận, nắm bắt qua thông báo của địa phương, qua tivi, sách báo, đài,... và các phương tiện truyền thông khác.

Qua đó, hình thức dân chủ trực tiếp người dân có quyền nêu ra quan điểm, ý kiến cá nhân mà không phải thông qua bất kì một tổ chức nào, không bị cản trở, chi phối bởi những tổ chức đó. Dân chủ trực tiếp thể hiện trách nhiệm của mỗi công dân tới Nhà nước mình.

Thông thường dân chủ trực tiếp chỉ được thực hiện khi đất nước có vấn đề rất quan trọng và cần ý kiến của toàn dân như hiến pháp, chính trị, xã hội, kinh tế,...

Trước khi khi ban hành bản hiến pháp 2013 thì nhà nước đã thực hiện dân chủ trực tiếp trên cả nước, Nhà nước đã in và phát những bản hiến pháp cho toàn dân để nhân dân biết về nội dung và dự thảo của bản hiến pháp này. Bởi chúng ta cũng biết hiến pháp chính là văn bản pháp lý cao nhất của một quốc gia, không một văn bản pháp luật nào được vi hiến, trong đó quy định cả những quyền và lợi ích của công dân nên toàn bộ người dân cần được biết và xây dựng Hiến pháp. Người dân khi có ý kiến xây dựng Hiến pháp thì được nhà nước ghi nhận và sửa đổi.

3. Hạn chế của dân chủ trực tiếp

Bên cạnh những ưu điểm, dân chủ trực tiếp cũng có một số nhược điểm cụ thể: Nước ta có quy mô dân số đông và đang trên đà tăng trưởng. Việc quản lý dân cư đối với các cấp chính quyền cũng là vấn đề luôn cần phải quản lý sát sao. Dân số đông, dân tộc, tôn giáo đa dạng, cần phải có những tổ chức để tập hợp, đại diện cho người dân để nêu ra ý kiến hay còn gọi là dân chủ gián tiếp. Hình thức dân chủ trực tiếp chỉ được triển khai khi có những sự kiện lớn như bầu cử Quốc hội.

Chính vì những hạn chế này nên dân chủ trực tiếp không phổ biến trong phạm vi cả nước nhưng trong lớp học khi cần giải quyết hay xây dựng một vấn đề của lớp thì vẫn luôn thực hiện việc lấy ý kiến của toàn bộ học sinh trong lớp. Đó là dân chủ trực tiếp được thực hiện với toàn bộ học sinh một lớp về một vấn đề chung mà không qua ai cả.

Như vây, bài viết trên đã phân tích, làm rõ những ưu điểm và nhược điểm của dân chủ trực tiếp. Bài viết chỉ mang tính tham khảo, tùy tình huống thực tế có các căn cứ pháp lý khác, nên sẽ có sự sai biệt với nội dung giới thiệu trên.

Mời các bạn cùng tìm hiểu một số vấn đề liên quan mục Là gì? thuộc chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của Hoatieu.vn như:

Đánh giá bài viết
1 4.734
0 Bình luận
Sắp xếp theo