Hiểu thế nào là tài sản nhà nước?
Hiểu thế nào là tài sản nhà nước? Khái niệm "Tài sản nhà nước" được hiểu theo nhiều cách khác nhau phù hợp với hệ thống pháp luật và hành chính cùng đặc điểm chính trị của từng nước. Bài viết dưới đây của HoaTieu.vn sẽ phân tích và cung cấp thông tin về khái niệm nhà nước theo pháp luật Việt Nam. Mời bạn đọc tham khảo.
Quy định về tài sản công
1. Tài sản nhà nước là gì?
Tài sản nhà nước là Tài sản hình thành từ ngân sách nhà nước hoặc do pháp luật quy định thuộc sở hữu, quản lý của Nhà nước, bao gồm:
- Trụ sở làm việc, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất;
- Máy móc, phương tiện vận tải, trang thiết bị làm việc;
- Tài sản từ nguồn viện trợ, tài trợ, đóng góp của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước cho Nhà nước và các tài sản khác do pháp luật quy định
Trên thực tế, đây chỉ là cách hiểu phổ biến ở Việt Nam về tài sản nhà nước. Bởi các văn bản pháp luật nước ta đều được thống nhất theo Hiến pháp, mà tại Điều 53 Hiến pháp 2013 quy định:
“Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”.
Do quy định của pháp luật và đặc điểm nền chính trị nước ta mà những tài sản công được cho là thuộc sở hữu toàn dân chứ không phải sở hữu riêng của bất kì ai. Khi được nhà nước giao những tài sản này thì cá nhân tổ chức chỉ được thực hiện quyền nhất định mà nhà nước đã giao. Vì thế công dân khi được nhà nước giao tài sản công thì không được coi là sở hữu tài sản đó.
Tuy nhiên, "sở hữu toàn dân" không đồng nhất với chủ “sở hữu nhà nước”. Theo đó, "Nhà nước" là đại diện cho "toàn dân", đây là quan hệ đại diện và ủy quyền. "Toàn dân" ủy quyền cho "nhà nước" quản lý tài sản của họ; dù vậy toàn dân vẫn giữ quyền quyết định, nhà nước phải quản lý tài sản theo ý chí, nguyện vọng của toàn dân, vì lợi ích của toàn dân.
Nhà nước là chủ thể đại diện cho toàn dân, trong đó bao gồm cả việc là đại diện chủ sở hữu và quản lý tài sản công thuộc sở hữu toàn dân.
Có thể hiểu là chủ sở hữu lớn nhất đối với của cải của các quốc gia không phải là các doanh nghiệp tư nhân hay các cá nhân giàu có, mà là các Chính phủ.
2. Đặc điểm tài sản nhà nước
Tài sản nhà nước có những đặc điểm sau đây:
- Tài sản nhà nước là những tài sản được pháp luật quy định thuộc sở hữu nhà nước xuất phát từ chế độ sở hữu toàn dân, do đó nhà nước được coi là đại diện duy nhất có quyền quản lý tài sản thuộc chế độ sở hữu này.
- Tài sản nhà nước có phạm vi rất rộng và phong phú, có thể là:
- Các doanh nghiệp, quỹ tiền mặt, các công trình xây dựng, các phương tiện vận tải...
- Tư liệu sản xuất như: đất đai, rừng núi, tài nguyên thiên nhiên, …
- Tài sản nhà nước được quản lí, sử dụng, khai thác bởi rất nhiều chủ thể khác nhau. Nhà nước hay chính phủ là chủ sở hữu của tài sản nhà nước. Tuy nhiên những tài sản này sẽ được giao cho các cơ quan nhà nước, các tổ chức, đơn vị, các doanh nghiệp nhà nước quản lí, sử dụng.
3. Ví dụ về tài sản nhà nước
Từ phân tích trên có thể thấy tài sản nhà nước là những tài sản như sau:
- Đất nước, khoáng sản, rừng, tài nguyên thiên nhiên,…
- Bệnh viện, trường học công lập, trụ sở hợp tác xã, mạng lưới điện, mạng lưới mạng, hệ thống nước,…
- Máy móc thiết bị do cơ quan nhà nước chi trả như máy tính ở cơ quan hành chính, phương tiện công, máy in của cơ quan,….
Những tài sản này được nhà nước quản lý và cho phép sử dụng. Những người có hành vi chiếm hữu, phá tài sản công là xâm phạm đến tài sản của nhà nước và sẽ bị pháp luật trừng trị.
Những tài sản này khi được giao phó cho cá nhân, tổ chức sử dụng thì chỉ được phép sử dụng trong phạm vi mà nhà nước quy định, không được vượt quá quyền hạn, như nhà nước quy định phần đất đó là đất nông nghiệp thì người dân khi nhận đất không được phép xây nhà.
4. Thế nào là lợi ích công cộng?
Lợi ích công cộng là những lợi ích chung dành cho mọi người và xã hội. Để phát triển kinh tế của đất nước, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Ví dụ: bệnh viên, trường học, công viên, cầu đường...
Công dân có nghĩa vụ:
- Không được xâm phạm hoặc lấn chiếm, phá hoại hoặc sử dụng vào mục đích cá nhân tài sản Nhà nước và lợi ích cộng cộng.
- Khi được Nhà nước giao quản lí, sử dụng tài sản Nhà nước thì phải bảo quản, giữ gìn, sử dụng tiết kiệm, hợp lí, không được lợi dụng của công để làm việc tư.
Bài viết trên đã làm rõ khái niệm về tài sản nhà nước và lợi ích công cộng. Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Hỏi đáp pháp luật và Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Nguyễn Thị Hải Yến
- Ngày:
Tham khảo thêm
Rút bảo hiểm xã hội có cần sổ hộ khẩu không 2024?
Một môn dưới 3.5 có học sinh khá được không 2024?
Mẫu trình bày 25 loại văn bản hành chính theo Nghị định 30/2020
Không được đình công ở nơi sử dụng lao động trong trường hợp nào 2024?
Hàng xóm xây sửa nhà quá ồn, phải làm thế nào 2024?
Mua bảo hiểm y tế có cần sổ hộ khẩu không 2024?
Sang tên sổ đỏ có bắt buộc đo đạc lại đất không 2024?
Thể thức trình bày văn bản hành chính 2023
- Cường CaoThích · Phản hồi · 0 · 16/03/23
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
- Bài 1: Tôn trọng lẽ phải
- Bài 2: Liêm khiết
- Bài 3: Tôn trọng người khác
- Bài 4: Giữ chữ tín
- Bài 5: Pháp luật và kỷ luật
- Pháp luật chỉ cần với những người không có tính kỉ luật, tự giác đúng không?
- Tắc nghẽn giao thông ở một số thành phố lớn hiện nay GDCD 8 trang 15
- Ca dao tục ngữ về pháp luật và kỉ luật
- Bản nội quy của nhà trường những quy định của một cơ quan có thể coi là pháp luật được không? Tại sao?
- Sự khác nhau giữa pháp luật và kỉ luật
- Bài 6: Xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh
- Bài 7: Tích cực tham gia các hoạt động chính trị xã hội
- bài 8: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác
- Bài 9: Góp phần xây dựng nếp sống văn minh ở cộng đồng dân cư
- Bài 10: Tự lập
- Bài 11: Lao động tự giác, sáng tạo
- Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình
- Em hãy tự nhận xét việc thực hiện bổn phận và nghĩa vụ của bản thân đối với gia đình và tìm biện pháp khắc phục những điều làm còn chưa tốt
- Em thử hình dung nếu không có tình yêu thương, sự chăm sóc dạy dỗ của cha mẹ thì em sẽ ra sao?
- Đôi khi giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em có sự bất hoà GDCD 8
- Chi là một nữ sinh lớp 8 một lần Chi nhận lời đi chơi xa GDCD 8
- Sơn sinh ra trong một gia đình giàu có và là con một nên bố mẹ rất chiều chuộng GDCD 8
- Lâm 13 tuổi. Một lần Lâm đi xe máy vào đường ngược chiều GDCD 8
- Bài 13: Phòng, chống tệ nạn xã hội
- Bài 14: Phòng, chống nhiễm HIV/AIDS
- Mối quan hệ giữa HIV/AIDS với các tệ nạn xã hội thể hiện như thế nào?
- Em hãy nêu rõ tính chất nguy hiểm của HIV/AIDS đối với con người và xã hội loài người
- Có ý kiến cho rằng chúng ta không nên tiếp xúc với người bị nhiễm HIV vì sẽ mang tiếng xấu và lây bệnh?
- Con đường nào ngắn nhất làm lây nhiễm HIV/AIDS?
- Bài 15: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
- Bài 16: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác
- Bài 17: Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng
- Bài 18: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân
- Bài 19: Quyền tự do ngôn luận
- Bài 20: