Có ý kiến cho rằng giữ chữ tín chỉ là giữ lời hứa, em có đồng tình với ý kiến đó không?

Có ý kiến cho rằng giữ chữ tín chỉ là giữ lời hứa, em có đồng tình với ý kiến đó không? Giữ lời hứa là một biểu hiện của giữ chữ tín, nhưng liệu giữ chữ tín có phải chỉ là cần giữ lời hứa là đủ? Cùng Hoatieu.vn đi tìm câu trả lời nhé.

1. Giữ chữ tín là gì?

Giữ chữ tín là mọi người luôn đặt niềm tin vào bạn, và bạn cũng là người luôn giữ lời hứa không khiến người khác mất niềm tin.

2. Có ý kiến cho rằng giữ chữ tín chỉ là giữ lời hứa, em có đồng tình với ý kiến đó không?

Em không đồng ý với ý kiến cho rằng giữ chữ tín chỉ là giữ lời hứa, vì:

Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa, biết tin tưởng lẫn nhau. Như vậy giữ chứ tín là một nghĩa bao quát và rộng hơn giữ lời hứa, chỉ giữ lời hứa thôi là không đủ biểu đạt việc giữ chữ tín đối với mọi người.

Giữ chứ tín không chỉ đơn thuần là giữ lời hứa mà còn phải biết tin tưởng người khác, tin người khác thì người ta mới tin mình, mình mới giữ được cái "tín" của mình. Không thể nào mong mỏi người ta tin mình nhưng mình không tin tưởng người ta.

Giữ chữ tín còn phải thể hiện ở ý thức trách nhiệm và quyết tâm của mình khi thực hiện lời hứa (chất lượng, hiệu quả, sự tin cậy của mọi người...) trong công việc, quan hệ xã hội và quan hệ hợp tác kinh doanh.

Giữ chữ tín được thể hiện ở nhiều khía cạnh, biểu hiện, bao gồm giữ lời hứa, trách nhiệm, cách thức thực hiện lời hứa,...

=> Giữ chứ tín không chỉ là giữ lời hứa.

3. Học sinh cần làm gì để giữ chữ tín?

Có ý kiến cho rằng giữ chữ tín chỉ là giữ lời hứa, em có đồng tình với ý kiến đó không?

Giữ chứ tín là phẩm chất tốt đẹp mà mỗi người cần có, vậy học sinh cần làm gì để giữ chữ tín và rèn luyện phẩm chất tốt đẹp này?

Để giữ chữ tín, học sinh có thể rèn luyện những hành vi, thói quen sau đây:

  • Phân biệt được đâu là hành vi giữa chữ tín và đâu là hành vi không giữ chữ tín.
  • Học tập và noi gương những người biết giữ chữ tín
  • Thật thà, trung thực và tôn trọng người khác.
  • Biết tôn trọng phẩm giá và danh dự của bản thân.
  • Thận trọng trong việc đưa ra lời hứa, khi đã hứa thì phải cố gắng thực hiện được
  • Đúng giờ
  • Không nói dối hay hứa suông

4. Câu ca dao tục ngữ về giữ chữ tín

Việc giữ chữ tín đã được lưu giữ nhiều trong những câu ca dao, tục ngữ mà ông cha ta để lại để:

- Một lần bất tín, vạn lần bất tin: ý nghĩa là một lần khiến người khác bị mất niềm tin vào mình thì những lần sau họ cũng sẽ không tin.

- Người sao một hẹn thì nên

Người sao chín hẹn thì quên cả mười

Để đọc thêm các câu ca dao, tục ngữ về giữ chữ tín khác, mời các bạn tham khảo bài: Câu ca dao, tục ngữ về giữ chữ tín.

5. Ví dụ về biểu hiện hành vi giữ chữ tín hoặc không giữ chữ tín?

Ví dụ về biểu hiện hành vi giữ chữ tín:

  • Ví dụ 1: Lớp trưởng lớp B là người luôn giữ chữ tín. Những giáo viên đều rất tin tưởng và giao phó cho bạn những công việc quan trọng. Công việc mà lớp trưởng lớp B làm thì luôn đạt kết quả tốt như giao viên yêu cầu.
  • Ví dụ 2: Một nhân viên văn phòng H là người chăm chỉ và tập trung trong công việc. Trong một lần cấp trên đưa ra một nhiệm vụ quan trọng là ký được hợp đồng với đối tác C. Anh H đã nhận lời và hứa sẽ hoàn thành tốt nhất. Vậy nên anh H đã nghiên cứu và tìm ra kế hoạch tốt nhất đáp ứng yêu cầu của công ty C. Đối tác C đã rất khen ngợi anh H về bản kế hoạch và đồng ý ký hợp đồng. Anh H đã là người giữ chữ tín trong công việc.
  • Ví dụ 3: Hoa và An là bạn học chung lớp trong một lần Hoa thấy An bị bạn khác bắt nạt ở khu vực kín. Hoa đã hỏi An về chuyện đó thì An nói rằng các bạn đó bắt An phải cho xem bài lúc kiểm tra nếu không sẽ đánh An vào lúc tan học. Hoa nghe vậy nói với An sẽ giúp An không bị bạn đánh. Vì thế lúc tan học Hoa đã nói chuyện với thầy giáo và nhờ thầy giáo giúp. Nhờ đó mà An đã về nhà an toàn. Hoa đã giữ chữ tín về lời nói mình nói ra.

Ví dụ về biểu hiện hành vi không giữ chữ tín:

  • Ví dụ 1: Luân hứa với cô giáo là sẽ chăm ngoan và đỡ đần bố mẹ công việc nhà. Nhưng khi về đến nhà Luân lại chỉ xem phim và ngồi chơi chờ ăn cơm. Luân cho rằng hứa với cô những cô sẽ không biết ở nhà Luân làm gì nên Luân chỉ hứa suông như vậy.
  • Ví dụ 2: Hồng hẹn Nga là sẽ Nga đi mua đồ dùng học tập và về nhà học chung. Đến lúc đi thì Nga đến nhà Hồng và được biết Hồng đã đi chơi cùng các bạn và chưa về. Nga trở về nhà và tự học. Hồng đã không giữ lời hẹn của mình với Nga.
  • Ví dụ 3: Vào buồi học Toán cô giáo thấy nhiều có một số bạn học yếu nên đã phân công các cặp bạn cùng tiến để những bạn học tốt hướng dẫn bạn học yếu hơn. Na được xếp cặp với Yến mà Yến là người yếu hơn. Nhưng trong lúc học nhóm thì Na luôn cho Yến chép bài vì cho rằng như vậy là dễ nhất và không mất nhiều thời gian. Vì vậy nên Yến vẫn giữ nguyên thành tích trong trong kỳ đó.

Như vậy việc giữ chữ tín không đơn giản là việc làm suông mà cần quan tâm đến việc mình làm có thật sự đem lại hiệu quả cho công việc hay không. Việc chỉ hứa suông và làm không quan tâm đến chất lượng thì vẫn là hành vi không giữ chữ tín.

6. Ý nghĩa của việc giữ chữ tín

Biết giữ chữ tín đem lại nhiều ý nghĩa cho con người trong cuộc sống, rèn luyện tính cách cho con người, trở thành phiên bản tốt đẹp hơn của chính mình.

Chữ tín trong cuộc sống hàng ngày rất quan trọng. Sống biết giữ chữ tín sẽ gây dựng được lòng tin, mọi người tin tưởng sẽ dễ dàng giúp đỡ bạn trong cuộc sống. Người biết giữ chữ tín sẽ nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của người khác đối với mình, giúp mọi người đoàn kết và dễ dàng hợp tác với nhau và sẽ có những cơ hội để được phát triển bản thân.

Tín – Nghĩa luôn đi cùng với nhau, có tin tưởng nhau thì mới hình thành nên ơn nghĩa. Giữ chữ tín là tạo nên sự tin tưởng mật thiết, khi đó niềm tin cao cả mới được hình thành và tạo ra các mối quan hệ bền chặt – Con người có tin tưởng nhau thì mới gắn bó được với nhau, chân thành từ đó mới được tạo ra. Khi sự chân thành được tạo lập thì cuộc sống sẽ được hòa thuận và tươi đẹp hơn. Nhưng cũng cần biết để giữ được chữ tín cũng cần sự nỗ lực, cố găng của bản thân chứ không chỉ là việc đơn giản chỉ làm cùng nhau là được. Từ những suy luận sâu xa ấy có thể nói ” Chữ tín là cầu nối giữa con người với nhau, là nền tảng để con người sống chân thành hòa thuận với nhau “.

Hoa Tiêu vừa gửi đến bạn đọc quan điểm về ý kiến giữ chữ tín chỉ là giữ lời hứa và các biểu hiện, hành vi cần thiết để rèn luyện phẩm chất này.

7. Vì sao phải giữ chữ tín?

Chữ tín thực chất là niềm tin của người khác vào bản thân mình. Vậy vì sao phải giữ chữ tín?

Mỗi con người chúng ta đều mong muốn rằng bản thân có cơ hội được phát triển, có cơ hội được thể hiện nhưng làm gì để có được những cơ hội đó. Thì chính chữ tín của bản thân sẽ đem lại cho bạn những cơ hội may mắn đó. Nhiều người chưa thật sự hình dung được chữ tín quan trọng như thế nào nên không coi trọng nó.

Nếu một người không có chữ tín với một người có chữ tín thì ai ai cũng mong muốn được làm việc, được hợp tác với người có chữ tín hơn. Bởi vì người có chữ tín là người luôn làm được những điều mà họ đã hứa, không bao giờ nhận việc mà thờ ơ. Còn những kẻ không giữ chữ tín lại luôn không coi trọng những việc của người khác, chỉ quan tâm đến bản thân, luôn thất hứa.

Hơn nữa chữ tín không phải là chúng ta có thể gây dựng được trong thời gian ngắn mà cần có quá trình lâu dài để người khác đặt niềm tin vào bản thân. Chính vì vậy mọi lúc, mọi nơi thì con người cần phải giữ chữ tín mà bản thân mình có. Chắc chắn mọi người sẽ luôn yêu quý bạn và bạn cũng sẽ có nhiều cơ hội tốt hơn trong cuộc sống.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
50 16.592
0 Bình luận
Sắp xếp theo