Phân tích văn bản Bồng chanh đỏ lớp 8
Phân tích Bồng chanh đỏ ngắn gọn
Truyện Bồng chanh đỏ của nhà văn Đỗ Chu kể về những kỉ niệm thời thơ ấu của anh em Hiền và Hoàn cùng đôi chim Bồng chanh đỏ. Thông qua tác phẩm Bồng chanh đỏ, tác giả muốn nhắn nhủ với mọi người hãy biết yêu thương, trân trọng và đừng làm tổn hại tới động vật, bởi chúng cũng giống con người, cũng biết đau, biết buồn, biết cả tổn thương. Sau đây là bài văn mẫu phân tích truyện ngắn Bồng chanh đỏ, mời các bạn cùng tham khảo.
Dàn ý phân tích tác phẩm Bồng chanh đỏ
a/ Mở bài:
- Nhà văn Đỗ Chu, tên thật là Chu Bá Bình, sinh ra tại Bắc Giang. Các tác phẩm của ông giàu chất thơ. Tôi rất ấn tượng với đoạn trích “Bồng chanh đỏ” trong câu chuyện cùng tên.
- Toát lên rõ nét trong đoạn trích chính là giá trị của tình yêu thương, sự tôn trọng lôi
sông tự do của các loài vật trong tự nhiên. Từ đó, đoạn trích đã trao truyền đến người
đọc thông điệp, bài học có giá trị.
b/ Thân bài: làm rõ các luận điểm sau:
+ Luận điểm 1: chủ đề truyện là gì?
- Đoạn trích đã thể hiện tình yêu thương và sự tôn trọng quyền sống tự do đối với loài vật trong thế giới tự nhiên.
Chứng minh qua các yếu tố như sự kiện (phát hiện loài chim bồng chanh, đi bắt chim, mong muốn cuộc sống an bình cho loài chim quý này,...), mối quan hệ giữa các nhân vật với hoàn cảnh, điều kiện sống . mối quan hệ giữa Hiền và Hoài với cuộc sống làng quê ( phát hiện loài chim quý, sau khi bắt được lại thả ra và tiếp đó là nhận thức của nhân vật Hoài về tình yêu thương, quý trọng các loài vật trong tự nhiên).
Từ điểm nhìn của nhân vật Hoài trong câu chuyện của bản thân, cách kể chuyện mộc mạc, giản đị kế với ngôi kể thứ nhất có tính chất chủ quan, chân thực,..).
+ Luận điểm 2: đặc sắc về mặt nghệ thuật.
Cốt truyện. tình huống truyện: đơn giản, dễ hiểu; tình huống bất ngờ tạo được sự “hứng thú cho người đọc.
Miêu tả nội tâm nhân vật:
+ Cả hai nhân vật Hiền và Hoài đều có niềm yêu thích đặc biệt với loài chim bồng chanh đỏ. Họ đều mong muốn được sở hữu loài chim đặc biệt này.
+ Mỗi nhân vật đều bộc lộ cá tính riêng được thể hiện trong cảm xúc, suy nghĩ và hành động.
Chi tiết đặc sắc:
HS có thể lựa chọn một vài chỉ tiết ấn tượng đối với mình. Ở đây, HS nên chọn các chỉ tiết nổi bật, có tác dụng làm rố nhân vật, chủ đề của câu chuyện. Ví dụ như các chí tiết mặc dù rất yêu thích, ấy vậy mà sau khi bắt được chim bồng chanh thì anh Hiền lại đặt con chim quý về tổ hoặc chi tiết nhân vật Hiền ngăn cản Hoài bắt chim bông chanh lần tiếp theo,...
HS lấy dẫn chứng từ văn bản để làm rõ các yếu tố trên.
c/ Kết bài:
- Sự khéo léo trong việc kết hợp các yếu tô về mặt nghệ thuật đã giúp nhà văn Đỗ Chu làm nổi bật chủ đề của truyện. Đọng lại trong tâm trí của tôi đó là... ….
Phân tích tác phẩm Bồng chanh đỏ ngắn gọn
Nhà văn Đỗ Chu tên thật là Chu Bá Bình, ông sinh năm 1944 tại tỉnh Bắc Giang. Các sáng tác của ông rất giàu chất thơ, tiêu biểu phải kể đến: Hương có một (1963), Phù sa (1966), Gió qua thung lũng (1971), Những chân trời của các anh (1990), Chuyên mùa hạ (2010),... Bồng chanh đỏ cũng là một trong số các tác phẩm gây ấn tượng khó quên trong lòng các bạn đọc.
Bồng chanh đỏ- một nhan đề rất độc đáo. Bồng chanh đỏ là tên của một loài chim thuộc họ bói cá, bụng của nó màu vàng- đỏ, lưng mang màu xanh đen. Tác phẩm kể về kỉ niệm thời thơ ấu của cậu bé Hoài cùng người anh trai tên Hiền. Cả hai anh em đều là những người rất thích và luôn tìm tòi, khám về thế giới của các loài chim.
Hôm ấy, Hiền từ nơi xa gửi về cho cậu em Hoài của mình một bức thư, cậu bày tỏ niềm vui sướng khi được tới Trường Sơn: “Ở đây, trong Trường Sơn, những cánh rừng rộng bạt ngàn, có đi đến đây mới thấy hết sự giàu đẹp của đất nước ta”. Dù đang được đóng quân nơi rừng núi bao lá bát ngát ở Trường Sơn, nhưng trong tâm trí Hiền, cậu vẫn nhớ da diết tới quê hương, hương vị chốn quê không sao có thể quên được: “Nằm trong rừng mà anh vẫn nhận ra hương thơm thoang thoảng của sen từ đầm làng ta theo gió bay đến đây.” Hiền hỏi em trai về đôi bồng chim đỏ ngày xưa: “Vợ chồng đôi bồng chanh đỏ năm nay đã về làm tổ ở chỗ vối' chưa, anh tin là thế nào nó cũng quay lại đầm góc nước làng mình. Nó bỏ làm sao được cái đầm sen đẹp như vậy, phải không em? Và lại, chắc nó cũng đã thấy anh em mình đối xử với nó cũng đã đến nỗi nào đâu.” Hiền cũng bày tỏ, dù đã đi xa, được đóng quân nơi cây cối xum xuê, có vô số loài chim lạ, nhưng chỉ duy nhất bồng chanh đỏ là cậu chưa từng được gặp từ khi xa quê. Đọc tới đây, Hoài không nhịn được mà thốt lên: “Thế có nghĩa là trong rừng có rất nhiều giống chim, nhưng giống bằng chanh đỏ trên đầm nước làng tôi thì phải nói là hiểm” Và Hoài rất tự tin mà cho rằng rất ít người có thể bắt gặp được loài chim quý hiếm này, câu bé cảm tưởng “Chỉ ở đầm nước làng tôi mới có bổng chanh đỏ, mà cũng không nhiều lắm đầu bạn ạ.
Nhắc đến đôi bồng chanh đỏ, kỉ niệm năm xưa loại òa về trong tiềm thức Hoài. Loài chim ấy mỗi con thường chọn cho mình những cọng sen khô ven đầm để đậu. Nó có một vẻ đẹp thật rực rỡ, tưởng chừng như chẳng có loài chim nào sánh bằng: “Cái mỏ nhọn hoắt và oai vệ, dài như một cái quản bút. Lông ức hung hung vàng, còn thì toàn thân đều đỏ hồng như một đổm lửa.” Đã bao lần hai anh em Hoài và Hiền đứng ngắm không biết mỏi bộ cánh tuyệt đẹp của nó. Đôi lúc loài chim này còn rất tinh ranh, láu lỉnh một cách thật lạ lùng. Hiền là một người rất “mê nuôi chim” có kiến thức phong phú về các loài chim, đặc biệt, anh dành rất nhiều tình cảm cho loài bồng chanh. Không chỉ Hiền mà sự say mê bồng chanh đã truyền sang cả Hoài, lúc nào hai anh em cũng thầm ước có một đôi bòng chanh đỏ để nuôi thì thích biết bao. Thế là một hôm, khi đang ăn cơm, bỗng Hiền gọi Hoài “Ra đầm”. Hai mắt Hoài tròn xoe, không hiểu anh muốn dẫn mình ra đầm vào giờ này làm gì, tuy vậy Hoài vẫn cùng Hiền đi. Một lúc sau đã tới nơi, trước mặt Hoài là: “Cái mỏ nhọn hoắt và oai vệ, dài như một cái quản bút. Lông ức hung hung vàng, còn thì toàn thân đều đỏ hồng như một đổm lửa.” Giờ thì cậu cũng đã hiểu Hoài gọi mình ra đây để làm gì rồi. Hai anh em cùng nhau hì hụi một lúc lâu, cuối cùng thì Hiền đã bắt được một con bồng chanh, cậu cứ nghĩ Hoài sẽ tiếp tục bắt thêm một con nữa, vì anh đã từng nói với cậu “bồng chanh sống thành từng đôi”. Nhưng làm Hoài không ngờ tới đó là, Hiền đã lấy lại con bồng chanh đỏ mà cậu đã bắt được, đặt nó lại về tổ, rồi kéo Hoài về nhà. Lúc này đây Hoài cũng tiếc lắm, nhưng cậu cũng chẳng dám cãi lời anh. Hôm sau đôi bồng chanh ấy đã cũng nhau chuyển đi xây tổ mới, cậu buồn lắm, những ngày sau, Hoài cứ ngóng ra xa, mong đôi bồng chanh đỏ ấy trở về, bởi cậu sợ rằng, ở nơi xa lạ kia, cũng có những đứa bé giống cậu, sẽ rình mò mà bắt lấy đôi bồng chanh đỏ.
Qua đây ta có thể thấy hai anh em Hiền và Hoài là những người rất yêu thương động vật, đồng thời tác giả cũng muốn gửi gắm tới độc giả thông điệp: Hãy biết yêu thương, trân trọng và đừng làm tổn hại tới động vật, bởi chúng cũng giống con người, cũng biết đau, biết buồn, biết cả tổn thương.
Bài văn phân tích, đánh giá truyện ngắn Bồng chanh đỏ trang 47
Nhà văn Đỗ Chu, tên thật là Chu Bá Bình, sinh ra tại Bắc Giang. Các tác phẩm của ông đặc biệt rất giàu chất thơ dễ đưa người đọc đến một miền cảm xúc thanh khiết, trong ngần. Trong vô vàn những tác phẩm, đoạn trích đặc sắc của nhà văn, tôi ấn tượng với đoạn trích “Bồng chanh đỏ” trong câu chuyện cùng tên. Toát lên rõ nét trong đoạn trích là giá trị của tình yêu thương, sự tôn trọng lối sống tự do của các loài vật trong tự nhiên. Từ đó, đoạn trích đã truyền đến người đọc thông điệp, bài học có giá trị.
Trước hết, đọc qua đoạn trích này, tôi cực kỳ ấn tượng chủ đề của truyện mà nhà văn Đỗ Chu đã gửi gắm. Đó chính là tình yêu thương và sự tôn trọng quyền sống tự do đối với các loài vật trong thế giới tự nhiên. Mỗi loài vật đều góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú, tô điểm cho thế giới tự nhiên thêm muôn màu muôn sắc. Từ sự việc đi bắt bồng chanh đỏ của hai nhân vật Hiền và Hoài trong không gian làng quê thanh bình, rồi trả lại loài chim quý về tổ của nó; đồng thời nổi bật nhất chính là sự nhận thức của nhân vật Hoài được thể hiện trong mong muốn loài chim bồng chanh quay trở lại nơi sinh sống của mình. Ngoài ra, chính ngôi kế thứ nhất, xuất phát từ điểm nhìn của nhân vật Hoài trong câu chuyện đã làm cho chủ đề truyện trở nên rõ ràng, khơi gợi nhiều cảm xúc nơi người đọc. Tất cả những điều ấy được kết đọng, ấm áp trong tình yêu thương các loài vật.
Bên cạnh đó, đoạn trích Bông chanh đỏ còn gây được sức hấp dẫn ở nghệ thuật thể hiện. Cốt truyện đơn giản xoay quanh hai nhân vật Hiền và Hoài cùng sự việc đi bắt chim bông chanh nhưng chính sự giản đơn đó đã đem đến cho người đọc sự bất ngờ, thú vị. Tình huống truyện được xây dựng bất ngờ, độc đáo kết hợp với việc thể hiện nội tâm các nhân vật rất đặc sắc. Cả hai nhân vật Hiền và Hoài đều được tập trung điễn tả là những người rất yêu mến loài chim bồng chanh đỏ và nhất là khi tình cảm yêu mến đó được lan truyền từ Hiền sang em Hoài: “Tôi hiểu anh đang mê bỏng chanh lắm, mê hơn tất cả những chú chim mà anh đã có trong lồng kia. Sự say mê đó đã truyền sang tôi rất mau”. Trong suy nghĩ của họ, họ đều rất muốn sở hữu loài chim quý này. Họ rất háo hức khi cùng nhau đi bắt chim. Thế nhưng, khi bắt được, thì Hiền lại
nảy ra ý định trả lại vào tổ vì anh nghĩ rằng: “Thôi tha cho vợ chồng nó, chúng nó còn có con nhỏ”. Và để thể hiện thái độ chưa đồng tình cũng như cảm xúc tiếc nuối vô cùng của Hoài, nhà văn đã đưa ra chỉ tiết tuy nhỏ nhưng thể hiện tính cách rất trẻ con của nhân vật: “Dù sao, đề tỏ ý không tán thành, trước khi nhảy lên bờ tôi đã hắt xì hơi mấy tiếng thật to”. Ngoài ra, phần cuối của đoạn trích, nhà văn Đỗ Chu rất tinh tế trong việc thể hiện cảm xúc của nhân vật Hoài khi em hiểu ra và nhận thức rõ ràng vấn đề bằng tất cả tình yêu thương của mình dành cho loài chỉm bé nhỏ ấy, Cách kể đầy cảm xúc kết hợp với một loạt các từ biểu cảm cũng đã tạo được sự đồng điệu, chia sẻ nơi người đọc: “Tôi thương đôi vợ chồng bồng chanh...
Cuộc sống của chúng có chắc được yên ổn không?... Bồng chanh, bồng chanh ơi... „chúng tao yêu mày...” Chính cách xây đựng, các chỉ tiết và nghệ thuật đặc sắc như vậy mà nhân vật trở nên sinh động, rõ nét trong tỉnh cách thê hiện cũng my đạt thông điệp, bài học rất khéo léo của nhà văn.
Sự khéo léo trong việc kết hợp các yêu tố về mặt nghệ thuật đã giúp nhà văn Đỗ Chu làm nổi bật chủ đề của truyện. Đọng lại trong tâm trí của tôi đó là cái nhìn đầy lòng nhân ái, lòng vị tha, để cao giá trị của tình yêu thương trong truyện. Từ đó, nhàvăn gửi gửi gấm đến tất cả chúng ta một thông điệp rằng cần phải biết quan tâm đến thiên nhiên, nhất là những loài vật đang trên bờ tuyệt chủng. Chúng ta phải đưa ra các quy định trong việc bảo tồn và phát triển loài vật trong thể giới tự nhiên vì đó chinh là một phân sự sống còn của nhân loại.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:
Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Xác định bố cục, niêm, luật, vần, nhịp của bài thơ Chạy giặc
Soạn Văn 8 Chân trời sáng tạo tập 2 trang 13
Soạn bài Ôn tập lớp 8 trang 16 tập 2
Đề thi giữa kì 2 Văn 8 Chân trời sáng tạo (5 đề)
Soạn bài Bồng chanh đỏ ngắn nhất
Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác trang 15 lớp 8 CTST
Bộ đề thi vào 10 môn Toán 63 tỉnh thành (các năm)
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

- Soạn bài Trong lời mẹ hát lớp 8
- Soạn bài Nhớ đồng lớp 8 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Những chiếc lá thơm tho lớp 8
- Thực hành tiếng Việt 8 trang 20 Chân trời sáng tạo tập 1
- Đọc mở rộng theo thể loại: Chái bếp
- Làm một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ lớp 8 Chân trời sáng tạo
- Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do lớp 8 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác Chân trời sáng tạo
- Soạn Văn 8 bài Ôn tập trang 29 tập 1 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Bạn đã biết gì về sóng thần lớp 8
- Soạn bài Sao băng là gì và những điều bạn cần biết về sao băng CTST
- Soạn bài Mưa xuân 2 ngắn gọn
- Thực hành tiếng Việt 8 trang 41
- Soạn bài Những điều bí ẩn trong tập tính di cư của các loài chim trang 43
- Soạn bài Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên trang 46
- Nghe và nắm bắt nội dung chính trong thảo luận nhóm trang 51
- Soạn bài Ôn tập trang 54 lớp 8 tập 1
- Soạn bài Bức thư của thủ lĩnh da đỏ ngắn nhất trang 58
- Soạn bài Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu Ngữ văn 8 CTST
- Soạn Bài ca Côn Sơn Nguyễn Trãi lớp 8 Chân trời sáng tạo
- Soạn Thực hành tiếng Việt 8 trang 66 từ Hán Việt
- Soạn bài Lối sống đơn giản - Xu thế của thế kỉ XXI trang 68 ngắn nhất
- Viết văn bản nghị luận về một vấn đề của đời sống lớp 8 Chân trời sáng tạo
- Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội lớp 8 trang 74
- Soạn văn 8 bài Ôn tập trang 76 tập 1 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Vắt cổ chày ra nước, May không đi giày trang 80 ngắn gọn
- Soạn bài Khoe của; Con rắn vuông ngắn gọn
- Soạn bài Tiếng cười có lợi ích gì ngắn nhất
- Thực hành tiếng Việt lớp 8 trang 86, 87 Chân trời sáng tạo
- Đọc mở rộng theo thể loại Văn hay trang 87 lớp 8
- Soạn Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội trang 88
- Hãy viết bài văn kể lại một họat động xã hội để lại cho em suy nghĩ, tình cảm sâu sắc lớp 8
- Thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống lớp 8 trang 93
- Soạn văn 8 Chân trời sáng tạo tập 1 trang 95
- Soạn bài ông Giuốc-đanh mặc lễ phục Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Cái chúc thư ngắn nhất
- Đọc kết nối chủ điểm Loại vi trùng quý hiếm
- Soạn Thực hành tiếng Việt 8 trợ từ thán từ trang 115
- Soạn bài Đi cấp cứu trên tàu viễn dương
- Soạn bài Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống trang 123
- Nói và nghe Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội lớp 8 CTST
- Soạn Văn 8 bài Ôn tập trang 130
- Soạn bài Ôn tập cuối kì 1 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo
- Đề cương ôn tập cuối kì 1 Văn 8 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Nam quốc sơn hà lớp 8 tập 2
- Soạn bài Qua đèo ngang lớp 8 Chân trời sáng tạo
- Đọc kết nối chủ điểm Lòng yêu nước của nhân dân ta
- Thực hành tiếng việt Đảo ngữ lớp 8 CTST tập 2
- Đọc mở rộng theo thể loại Chạy giặc
- Soạn Văn 8 Chân trời sáng tạo tập 2 trang 13
- Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác trang 15 lớp 8 CTST
- Soạn bài Ôn tập lớp 8 trang 16 tập 2
- Soạn bài Bồng chanh đỏ ngắn nhất
- Soạn bài Bố của Xi Mông lớp 8 Chân trời sáng tạo
- Đọc kết nối chủ điểm Đảo sơn ca
- Thực hành tiếng Việt 8 trang 32 Chân trời sáng tạo
- Đọc mở rộng theo thể loại Cây sồi mùa đông siêu hay
- Soạn Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học lớp 8 trang 37
- Viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích
- Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác lớp 8
- Soạn bài Ôn tập bài 7 lớp 8 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Chuyến du hành về tuổi thơ lớp 8 ngắn gọn
- Soạn bài Mẹ vắng nhà lớp 8 hay nhất
- Đọc kết nối chủ điểm Tình yêu sách lớp 8
- Thực hành tiếng Việt 8 trang 53 tập 2 Chân trời sáng tạo chuẩn nhất
- Đọc mở rộng theo thể loại Tốt tô chan bên cửa sổ
- Soạn Viết bài văn giới thiệu một cuốn sách yêu thích trang 58
- Nói và nghe - Trình bày, giới thiệu về một cuốn sách lớp 8 CTST
- Soạn bài Ôn tập trang 65 lớp 8 Chân trời sáng tạo (chuẩn)
- Soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí trang 69
- Soạn bài Viên tướng trẻ và con ngựa trắng trang 77
- Đọc kết nối chủ điểm Đại Nam quốc sử diễn ca ngắn gọn
- Thực hành tiếng Việt 8 trang 87 tập 2 (chuẩn)
- Soạn bài Bến Nhà Rồng năm ấy trang 88 siêu ngắn
- Soạn Viết bài văn kể lại một chuyến đi lớp 8 trang 92
- (Nhiều mẫu) Viết bài văn kể lại một chuyến đi đã để lại cho em nhiều suy nghĩ và tình cảm sâu sắc lớp 8
- Soạn bài Nói và nghe lớp 8 trang 97 tập 2
- (Chuẩn) Soạn bài Ôn tập lớp 8 trang 98 tập 2
- Soạn bài Bạn đến chơi nhà lớp 8 (Chuẩn)
- (Cực ngắn) Soạn bài Đề đền Sầm Nghi Đống trang 102
- Soạn bài Hiểu rõ bản thân lớp 8
- (Chuẩn kiến thức) Thực hành tiếng Việt 8 trang 105 tập 2
- Soạn bài Tự trào (Chuẩn + ngắn gọn)
- Soạn Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học trang 107 tập 2
- Thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống lớp 8 trang 111
- Soạn Ôn tập bài 10 Văn 8 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Ôn tập cuối học kì 2 Văn 8 Chân trời sáng tạo
- Không tìm thấy
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Mẫu hợp đồng góp vốn
Bài phát biểu của lãnh đạo tại Đại hội nông dân xã nhiệm kỳ 2023-2028

Bài viết hay Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo
Viết đoạn văn thể hiện sự tưởng tượng của em về cảnh sắc, con người được gợi tả trong bài thơ Nhớ đồng
Thực hành tiếng việt Đảo ngữ lớp 8 CTST tập 2
Soạn bài Cái chúc thư ngắn nhất
Soạn bài Mẹ vắng nhà lớp 8 hay nhất
Mục đích viết của văn bản Sóng thần là gì?
So sánh thái độ, tình cảm của tác giả khi viết về Vua Quang Trung