Dân chủ trực tiếp là gì?

Dân chủ là một chế độ chính trị do nhân dân làm chủ, Nhà nước đại diện nhân dân để quản lý mọi hoạt động của đất nước. Dân chủ có 2 hình thức gồm dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện. Mời bạn đọc đang thắc mắc về hình thức dân chủ trực tiếp hãy tìm hiểu thông qua bài viết của Hoatieu.vn.

1. Dân chủ trực tiếp là gì?

Dân chủ là chế độ chính trị xuất hiện từ xa xưa ngay cả khi chưa hình thành Nhà nước. Khái niệm dân chủ thuở sơ khai được hiểu là việc làm chủ của người dân đối với lãnh thổ đang sinh sống, xuất phát từ những nhu cầu trong xã hội, người dân lập ra Nhà nước, giao cho Nhà nước quyền đại diện cho nhân dân để quản lý xã hội.

Dân chủ trực tiếp là gì

Dân chủ trực tiếp được hiểu là sự thể hiện ý chí của công dân đối với các vấn đề của đất nước mà không cần thông qua bất cứ một tổ chức nào. Các hình thức của dân chủ trực tiếp ở nước ta:  bầu cử, ứng cử Quốc hội, trong các cuộc trưng cầu dân ý....

2. Thế nào là dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện?

Tùy thuộc vào hoàn cảnh, mục đích của các sự kiện của đất nước cần xin ý kiến của người dân, đề cao tính dân chủ. Phương thức dân chủ trực tiếp hay dân chủ đại diện sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét và lựa chọn cho phù hợp.

Đối với hình thức dân chủ trực tiếp

Người dân sẽ có toàn quyền trực tiếp và hoàn toàn đối với các vấn đề trong xã hội khi Nhà nước tổ chức lấy ý kiến. Mọi công dân đều có quyền tự do ý chí, tự do dân chủ, quyền tiếp cận thông tin và đưa ra quan điểm của mình trong các vấn đề chính trị, xã hội.

Đối với hình thức dân chủ đại diện

Người dân được đóng góp ý kiến thông qua một cơ quan, tổ chức bởi lẽ không phải sự kiện nào đều đủ điều kiện, khả năng tổ chức lấy ý kiến từng công dân. Do đó, sẽ có một tổ chức đứng ra đại diện cho người dân thể hiện quan điểm chung của tổ chức đó.

Cả hai hình thức dân chủ trực tiếp và gián tiếp đều đóng vai trò không thể thiếu trong việc quản lý, điều hành, thực thi quyền lực của nhân dân.

3. Quy định về dân chủ trong Hiến pháp

Dân chủ được quy định trong Hiến pháp 2013 trong trách nhiệm của Nhà nước và trong quyền con người, quyền công dân như sau:

Điều 3:

Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.

Nhà nước có trách nhiệm trong việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong đó có quyền tự do dân chủ của người dân. Tại các Điều 27, 28, 29, 30 Hiến pháp 2013 quy định cụ thể các quyền dân chủ của người dân được pháp luật tôn trọng và bảo vệ.

Điều 27.

Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định.

Điều 28.

1. Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.

2. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.

Điều 29.

Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.

Điều 30.

1. Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật.

3. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác.

4. Ví dụ dân chủ trực tiếp

Một ví dụ tiêu biểu, phổ biến nhất thể hiện đầy đủ quyền dân chủ của người dân đối với đất nước như sau:

Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XV và đại biểu Hội đồng Nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026. Công dân đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền tham gia bầu cử không phân biệt giới tính, vùng miền. Các cơ quan hành chính từ địa phương tới trung ương tạo mọi điều kiện cho người dân tiếp cận thông tin của cuộc bầu cử, phát phiếu bầu và trực tiếp bỏ phiếu.

Nhà nước tạo mọi điều kiện để công dân tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân nhằm phát huy tối đa tối đa quyền dân chủ của công dân.

Trên đây, Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Dân chủ trực tiếp là gì? Bài viết chỉ mang tính tham khảo, tùy tình huống thực tế có các căn cứ pháp lý khác, nên sẽ có sự sai biệt với nội dung giới thiệu trên.

Mời các bạn cùng tìm hiểu một số vấn đề liên quan mục Là gì? thuộc chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của Hoatieu.vn như:

Đánh giá bài viết
2 842
0 Bình luận
Sắp xếp theo