Công dân có thể học bằng nhiều hình thức khác nhau là biểu hiện của quyền?

Công dân có thể học bằng nhiều hình thức khác nhau là biểu hiện của quyền? Đất nước ngày càng phát triển, do đó các quyền về con người, quyền công dân cũng luôn được nhà nước quan tâm, đặc biệt trong lĩnh vực học tập. Chỉ có học tập mới đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển của xã hội. Vậy việc có thể học bằng nhiều hình thức khác nhau là biểu hiện cho quyền gì của công dân? Bài viết dưới đây của HoaTieu.vn sẽ phân tích và cung cấp thông tin gửi đến bạn đọc. Mời bạn đọc tham khảo chi tiết.

Công dân có quyền được tự do học tập.
Công dân có quyền được tự do học tập.

1. Công dân có thể học bằng nhiều hình thức khác nhau là biểu hiện của quyền?

Câu hỏi: Công dân có thể học bằng nhiều hình thức khác nhau và học ở các loại hình trường, lớp khác nhau là biểu hiện của quyền?

A. Học thường xuyên, học suốt đời.

B. Tự do học tập.

C. Học bất cứ nơi nào.

D. Bình đẳng về trách nhiệm học tập.

Đáp án: Chọn A. Học thường xuyên, học suốt đời là đáp án đúng.

Lý giải: Công dân có thể học bằng nhiều hình thức khác nhau và học ở các loại hình trường, lớp khác nhau là biểu hiện của quyền học thường xuyên, học suốt đời.

Quyền được học thường xuyên, học suốt đời của công dân biểu hiện ở việc tự do lựa chọn việc học ở hệ chính qui hoặc giáo dục thường xuyên, tập trung hoặc không tập trung; học ở trường quốc lập, dân lập, tư thục; học ở các độ tuổi khác nhau.

Quyền được học tập thường xuyên, suốt đời còn được hiểu là công dân được học ở khắp mọi nơi và học tập ở mọi lúc. Đây cũng là việc mà mỗi công dân thực hiện thường xuyên trong cuộc đời.

2. Quyền phát triển là gì?

Quyền phát triển là quyền cơ bản của công dân, không những được quy định trong Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, mà còn được ghi nhận trong Tuyên bố về quyền phát triển 1986 (Được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua theo Nghị quyết 41/128 ngày 4/12/1986).

Theo đó, quyền được phát triển là quyền của công dân được sống trong môi trường xã hội và tự nhiên có lợi cho sự tồn tại và phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức; có mức sống đầy đủ về vật chất; được học tập, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa; được cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe; được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.

Quyền phát triển bao gồm:

- Quyền được hưởng thụ đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện.

- Quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.

Như vậy có thể thấy quyền được phát triển của công dân cũng bao gồm cả quyền được tự do học tập, tự do phát triển về thể chất lẫn tinh thần, và trí tuệ.

3. Quyền học tập là gì?

Hình ảnh các công dân nhỏ thực hiện quyền học tập của bản thân.
Hình ảnh các công dân nhỏ thực hiện quyền học tập của bản thân.

Quyền học tập được hiểu là mọi công dân đều có quyền học từ thấp đến cao, có thể học bất cứ ngành, nghề nào, có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học thường xuyên, học suốt đời.

- Nội dung của quyền học tập bao gồm:

+ Học không hạn chế: Học ở trường phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại
học, sau đại học.

+ Học bất cứ ngành nghề nào: các ngành khoa học tự nhiên, XH và nhân văn, kỹ thuật.

+ Học thường xuyên, học suốt đời: Học ở hệ chính qui hoặc giáo dục thường xuyên, tập
trung hoặc không tập trung; học ở trường quốc lập, dân lập, tư thục; học ở các độ tuổi khác
nhau.

+ Mọi công dân đều được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập: Không phân biệt đối xử giữa
công dân thuộc các dân tộc, tôn giáo; giữa người ở thành phố và nông thôn, đồng bằng và
miền núi; HS có hoàn cảnh khó khăn được Nhà nước và xã hội tạo điều kiện để thực hiện
quyền học tập

Học tập vừa là quyền lại vừa là nghĩa vụ của một công dân, học tập chính là công dân thực hiện trách nhiệm đối với bản thân, với gia đình và với xã hội. Chỉ có học tập mới tạo ra cơ hội và kiến thức để công dân phát triển bản thân từ đó đem lại sự có ích cho gia đình, cho xã hội và cho chính bản thân mình.

4. Ví dụ về quyền học tập

Ví dụ về công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời.

4.1. Ví dụ về công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời

- Công dân ở mọi độ tuổi đều có thể đi học. Điển hình như việc học đại học, công dân tham gia thi đỗ đại học dù ở độ tuổi nào cũng đều được học đại học.

Vào năm 2013, khi đã ở độ tuổi 70, ông Lê Minh Tâm vẫn lặn lội vào Đà Nẵng để tham gia lớp học Luật, ông đã xác lập “kỷ lục” là sinh viên cao tuổi nhất nhận bằng tốt nghiệp đại học Luật (Đại học Đà Nẵng) và là một Luật sư.

Trong các kỳ thi vào đại học ở nước ta hàng năm không thiếu những thí sinh lớn tuổi, có gia đình vẫn đăng ký tham gia thi và thi đỗ các trường điểm cao.

- Mọi công dân đều có quyền lựa chọn học trường công hay tư. Kết quả học tập của các em đều được đánh giá như nhau và đều được quyền tham gia thì đại học như nhau.

Ví dụ như C có ý định thi vào đại học và C có quyền lựa chọn học ở trường trực thuộc nhà nước, trường của tư nhân quản lý hoặc là một trường quốc tế. Việc học tập ở đâu thì C có quyền lựa chọn sao cho phù hợp với khả năng của mình.

4.2. Ví dụ về công dân có quyền học không hạn chế

Mọi người được tự do lựa chọn việc học lên cao hay dừng lại không tiếp tục học và đi làm kiếm tiền. Với việc học lên cao, miễn đủ khả năng thì công dân được tự do đăng ký học lên đại học, cao học,...

4.3. Ví dụ về công dân có quyền học bất cứ ngành nghề nào

Việc chọn ngành nghề để học là quyền tự do của công dân, cha mẹ cũng không có quyền bắt ép con cái phải đăng ký ngành học theo ý mình. Ngoài ra, việc chọn học nghề hay học đại học, cao đẳng cũng tùy thuộc vào ý chí của bản thân mỗi người, bất kỳ ai cũng không có quyền can thiệp. Người thân, thầy cô, nhà trường hay cha mẹ chỉ có quyền góp ý, đưa ra kinh nghiệm cho các em.

Vì thế các em có thể chủ động theo đuổi con đường học tập mà mình mong muốn, bởi các đây chính con đường học tập và nghề nghiệp theo các em đến tương lai.

4.4. Ví dụ mọi công dân đều được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập

Không có sự phân biệt đối xử về dân tộc, tôn giáo... Dù công dân là người dân tộc, theo tôn giáo nào hay ở vùng khó khăn đều được quyền học tập, thi cử, học lên cao. Thực tế, nhà nước ta còn có các chính sách cộng điểm hay xét tuyển ưu tiên cho các em học sinh ở vùng khó khăn, là người dân tộc thiểu số.

Ví dụ học sinh ở thành phố có điều kiện học tập tốt, nhưng khu vực vùng cao kinh tế khó khăn thì sẽ được nhà nước tạo điều kiện học tập nội trú và giảng dạy với mức chi phí thấp để các em có cơ hội học tập.

Bài viết trên đã giải đáp câu hỏi Công dân có thể học bằng nhiều hình thức khác nhau là biểu hiện của quyền? Mời bạn đọc tham khảo các bài viết có liên quan tại mục Tài liệuHỏi đáp pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 5.811
0 Bình luận
Sắp xếp theo