Vệ sinh lao động là gì? Tiêu chuẩn vệ sinh lao động là gì?

An toàn lao động và vệ sinh lao động là hai công tác riêng biệt mà các nhà máy, cơ sở sản xuất phải tuân thủ thực hiện. VSLĐ đóng vai trò rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho con người trong quá trình lao động. Vệ sinh lao động là gì? Tiêu chuẩn vệ sinh là gì? Lợi ích của vệ sinh lao động? Tầm quan trọng của vấn đề vệ sinh lao động là gì? Đây là những câu hỏi nhiều người quan tâm, để giải đáp được mời các bạn tham khảo nội dung bài hát dưới đây của Hoatieu.vn nhé.

1. Vệ sinh lao động là gì?

Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố có hai gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho người lao động trong quá trình làm việc. Là các biện pháp đảm bảo môi trường làm việc, bảo vệ tính mạng, sức khỏe cho người lao động và giữ vệ sinh môi trường chung. Vệ sinh lao động là một nội dung quan trọng trong pháp luật lao động. Nếu thực hiện không tốt công tác vệ sinh lao động thì sẽ dễ bị tạo bệnh nghề nghiệp.

2. Tiêu chuẩn vệ sinh lao động là gì?

Tiêu chuẩn vệ sinh lao động là nội dung cần thiết trong pháp luật của hầu hết các quốc gia. Ở Việt Nam, các tiêu chuẩn này do Bộ Y tế ban hành, gồm các quy định về việc đảm bảo nơi làm việc đạt yêu cầu về không gian, độ thoáng, độ sáng, đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm, độ ồn, độ rung, nồng độ hơi khí độc, bụi, phóng xạ, điện từ trường, nóng ẩm và các yếu tố có hại khác (nếu có) trong hạn mức cho phép.

Người lao động phải được tập huấn về các quy định tiêu chuẩn vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật. Việc thực hiện tiêu chuẩn vệ sinh lao động là trách nhiệm của người sử dụng lao động và các cá nhân, tổ chức hữu quan.

Vệ sinh lao động là gì?

3. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động đối với công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động.

Nghĩa vụ của người sử dụng lao động

  • Đảm bảo nơi làm việc đạt yêu cầu về không gian, độ thoáng, bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, tiếng ồn, rung; các yếu tố có hại khác được quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật liên quan; và các yếu tố phải được định kỳ kiểm tra, đo lường.
  • Đảm bảo các điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với máy, thiết bị, nhà xưởng đạt các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh an toàn lao động hoặc các tiêu chuẩn về an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc đã được công bố, áp dụng.
  • Kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc của cơ sở để đề ra các biện pháp loại trừ, giảm thiểu các mối nguy hiểm, có hại. Cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động.
  • Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng máy, thiết bị, nhà xưởng, kho hàng.
  • Phải có bảng chỉ dẫn về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với máy móc, thiết bị, không gian làm việc và đặt ở vị trí dễ đọc, dễ thấy.
  • Lấy ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở khi xây dựng kế hoạch và thực hiện các hoạt động bảo đảm lao động, vệ sinh lao động.
  • Người sử dụng lao động phải cử người làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động. Đối với những cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực có nhiều nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Và cử từ 10 người lao động trở lên có chuyên môn phù hợp làm cán bộ chuyên trách về công tác an toàn vệ sinh lao động.
  • Người làm công tác an toàn vệ sinh lao động phải được huấn luyện an toàn vệ sinh lao động.

Người lao động

  • Chấp hành các quy định, quy trình, nội quy về an toàn lao động, vệ sinh lao động có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao.
  • Sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang bị, các thiết bị an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
  • Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm. Tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụng lao động.

4. Quyền của người sử dụng lao động và người lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động

Người sử dụng lao động

  • Yêu cầu người lao động phải chấp hành các nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
  • Khen thưởng người lao động chấp hành tốt và kỷ luật lao động vi phạm trong việc thực hiện an toàn, vệ sinh lao động.
  • Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.
  • Huy động người lao động tham gia ứng cứu khẩn cấp, khắc phục sự cố, tai nạn lao động.

Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động

  • Được đảm bảo điều kiện làm việc công bằng, an toàn, vệ sinh lao động. Yêu cầu người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động tại nơi làm việc.
  • Được cung cấp thông tin đầy đủ về các yếu tố nguy hiểm, nguy hại tại nơi làm việc và những biện pháp phòng, chống. Được đào tạo, huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động.
  • Được thực hiện chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bênh nghề nghiệp. Được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Được trả phí khám giám định thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Được hưởng đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
  • Được yêu cầu người sử dụng lao động bố trí công việc phù hợp sau khi điều trị ổn định do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

  • Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được trả đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động khi thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng và sức khỏe của mình, nhưng phải báo ngay cho người quản lý trực tiếp để có phương án xử lý. Chỉ tiếp tục làm việc khi người quản lý trực tiếp và người phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động đã khắc phục các nguy cơ để đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động.
  • Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 309
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm