Luật Dân sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam vì?

Luật Dân sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam vì? - Luật Dân sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam điều chỉnh các mối quan hệ dân sự trong đời sống. Vậy với những quan hệ mà pháp Luật Dân sự điều chỉnh thì ngành luật này liệu có phải là một ngành luật độc lập. Hoatieu.vn mời bạn cùng tham khảo bài viết để có câu trả lời cụ thể cho thắc mắc trên nhé.

1. Ngành luật độc lập là gì?

Ngành luật độc lập là ngành luật có đối tượng điều chỉnh riêng, phương pháp điều chỉnh cụ thể, có hệ thống nguyên tắc, khái niệm riêng,… đây được xem là căn cứ cơ bản để phân biệt ngành luật có tính độc lập với những ngành khác.

Có thể hiểu ngành luật độc lập là ngành mà có tính riêng biệt không hề phụ thuộc vào những ngành luật khác.

Luật dân sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam vì?

2. Luật Dân sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam vì?

Luật Dân sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam vì Luật Dân sự có khái niệm riêng, có đối tượng điều chỉnh cụ thể, có phương pháp điều chỉnh riêng biệt.

Hoatieu xin đưa ra phân tích các yếu tố chứng minh Luật Dân sự là một ngành luật độc lập, với các yếu tố như sau:

2.1. Khái niệm Luật Dân sự

Luật Dân sự là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng thể các quy phạm điều chỉnh các quan hệ tài sản và một số quan hệ nhân thân trong giao lưu dân sự trên cơ sở bình đẳng, tự định đoạt và tự chịu trách nhiệm của các chủ thể tham gia các quan hệ dân sự.

2.2. Đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự

Đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự 2015 là các quan hệ nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ phát triển trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và trách nhiệm của cá nhân. Pháp Luật Dân sự nói chung và Bộ luật Dân sự 2015 nói riêng đã mở rộng đối tượng điều chỉnh đối với quan hệ tư nhân và trở thành luật chung điều chỉnh quan hệ tài sản. Trường hợp luật riêng không có quy định trực tiếp điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực này thì áp dụng quy định của BLDS 2015

Là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam nên đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự có sự khác biệt so với các ngành luật khác.

Quan hệ tài sản: Trong quan hệ tài sản có năm lĩnh vực mà Luật Dân sự điều chỉnh là:

  • Quan hệ sở hữu bao gồm cả sở hữu trí tuệ;
  • Quan hệ về nghĩa vụ dân sự và hợp đồng;
  • Quan hệ về thừa kế;
  • Quan hệ về chuyển quyền sử dụng đất;
  • Quan hệ về bồi thường thiệt hại;

Quan hệ nhân thân: Quan hệ nhân thân là một quan hệ gắn liền với nhân thân mỗi người không thể dịch chuyển cho người khác. Quan hệ nhân thân trong Luật Dân sự điều chỉnh là:

  • Quan hệ nhân dân không gắn liền với tài sản như quyền tên gọi, quyền hình ảnh, quyền uy tín, quyền khai sinh;…
  • Quan hệ nhân thân không gắn liền với tài sản

2.3. Phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự

Phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự là bình đẳng, thỏa thuận (trên cơ sở tôn trọng sự tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận của các bên, đảm bảo cho các bên có vị trí bình đẳng).

Có thể thấy Luật Dân sự là một ngành luật độc lập, các mối quan hệ trong dân sự đều là mối quan hệ bình đẳng và được pháp luật bảo vệ. Các quyền cơ bản trong Luật Dân sự cũng là những quyền thuộc quyền cơ bản của con người mà ai cũng có.

2.4. Ví dụ phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự

Một vài ví dụ về phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự:

Hợp đồng mua bán:

  • Bình đẳng: Cả người mua và người bán đều có quyền tự do lựa chọn đối tác, thương lượng giá cả, điều kiện giao hàng... Không bên nào được ép buộc phải thực hiện giao dịch.
  • Thỏa thuận: Các điều khoản trong hợp đồng mua bán được hai bên tự do thỏa thuận, từ đối tượng mua bán, giá cả, hình thức thanh toán đến các điều kiện bảo hành, đổi trả.

Hợp đồng lao động:

  • Bình đẳng: Người lao động và người sử dụng lao động có quyền tự do lựa chọn công việc và người lao động, cùng nhau thỏa thuận về mức lương, thời gian làm việc, chế độ phúc lợi...
  • Thỏa thuận: Hợp đồng lao động được ký kết trên cơ sở tự nguyện của hai bên, quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.

Hợp đồng thuê nhà:

  • Bình đẳng: Chủ nhà và người thuê nhà có quyền tự do thương lượng về giá thuê, thời hạn thuê, các điều khoản về sửa chữa, bảo trì nhà...
  • Thỏa thuận: Hợp đồng thuê nhà được lập thành văn bản, ghi rõ các quyền và nghĩa vụ của hai bên.

Các nguyên tắc dựa trên phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự thường được kết hợp với nhau để đảm bảo tính công bằng và hiệu quả trong các quan hệ dân sự. Ví dụ như khi hai bên tiến hành ký kết hợp đồng mua bán, họ phải đảm bảo rằng hợp đồng đó được thực hiện trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện và không trái pháp luật. Trong trường hợp tranh chấp phát sinh, tòa án sẽ giải quyết vụ việc trên cơ sở bảo đảm quyền lợi của các bên, đồng thời tôn trọng nguyên tắc tự do đồng thuận.

2.5. Ví dụ về đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự

Hai nhóm quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân đều thuộc đối tượng điều chỉnh của ngành Luật Dân sự . Dưới đấy là những ví dụ cụ thể về đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự .

Ví dụ pháp lý về quan hệ tài sản

Ông A là chủ sở hữu của căn chung cư rộng 60m2 tại trung tâm thành phố Hà Nội, hiện đang có nhu cầu bán căn chung cư hiện tại để có tiền mua căn nhà vùng ngoại ô để sinh sống sau khi về hưu.

Anh B là người đang có nhu cầu mua chung cư để sinh sống và làm việc tại Hà Nội, cần mua căn chung cư của ông A.

=> Như vậy, mục đích ông A hướng đến là nhận một số tiền nhất định tương đương giá trị căn chung cư của mình; còn anh B hướng đến quyền sở hữu căn chung cư mà trước đó thuộc sở hữu của ông A.

Việc mua bán chung cư giữa ông A và anh B được xác lập qua hợp đồng mua bán có công chứng. Mối quan hệ giữa ông A và anh B là quan hệ tài sản.

Ví dụ về quan hệ nhân thân (không gắn với tài sản)

Quan hệ thân nhân không gắn với tài sản của 1 cá nhân như mối quan hệ giữa cha mẹ - con cái, anh chị em, vợ chồng... hoặc đơn giản là họ tên, quốc tịch, danh dự,... của cá nhân.

Chẳng hạn, Anh A và chị B có tình cảm với nhau. Sau một thời gian tìm hiểu, 2 người quyết định tiến tới hôn nhân và có sự chấp thuận của gia đình 2 bên. Anh A và chị B cùng ra UBND cấp xã nơi anh A có hộ khẩu thường trú để đăng ký kết hôn. Sau khi cùng ký kết trên giấy đăng ký kết hôn, anh A và chị B đã hình thành quan hệ thân nhân.

Quan hệ thân nhân này sẽ bị phá vỡ trong trường hợp hai người quyết định ly hôn có sự phân xử tại tòa án.

Ví dụ về quan hệ nhân thân gắn với tài sản.

Có nhiều quan hệ nhân thân chỉ được hình thành khi gắn với tài sản cụ thể như: quyền tác giả, quyền sáng chế, phát minh...

VD: Tác giả của một quyển sách chỉ được thừa nhận khi tác giả đó hoàn thành sáng tác một quyển sách cụ thể.

Quan hệ thân nhân gắn với tài sản trong trường hợp này là mối quan hệ giữa chủ thể là tác giả và tài sản do họ tạo ra (bài hát, sách truyện, công trình nghiên cứu, tranh vẽ...)

Tuy nhiên, giá trị tài sản này sẽ không chi phối đến tính chất của quan hệ nhân thân, không khiến mối quan hệ trở thành quan hệ có tính trao đổi ngang giá.

3. Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, để được coi là một ngành luật độc lập khi?

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, để được coi là một ngành luật độc lập khi ngành luật đó phải có đối tượng điều chỉnh riêng biệt và phải có phương pháp điều chỉnh đặc thù, không phụ thuộc vào ngành luật nào khác.

Đồng thời, phải có một hệ thống các văn bản pháp luật hoàn chỉnh, bao gồm cả luật, pháp lệnh, nghị định và các văn bản hướng dẫn thi hành khác.

Ngoài ra, việc một ngành luật được công nhận là độc lập cần có sự đồng thuận của cộng đồng pháp lý, các nhà khoa học pháp luật và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

4. Các ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam

Hệ thống pháp luật Việt Nam là tổng thể các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc, định hướng và mục đích của pháp luật có mối liên hệ mật thiết và thống nhất với nhau, được phân định thành các ngành luật, các chế định pháp luật và được thể hiện trong các văn bản do cơ quan Nhà nước Việt Nam có thẩm quyền ban hành theo những hình thức, thủ tục nhất định để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam. Cùng với sự phát triển của đất nước, các quan hệ xã hội phát sinh ngày càng nhiều hơn và các ngành luật mới lần lượt được hình thành.

Dưới đây là những ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam (Gồm 12 ngành):

  1. Ngành luật Hiến pháp
  2. Ngành Luật Dân sự
  3. Ngành luật Tài chính
  4. Ngành luật Đất đai
  5. Ngành luật Hành chính
  6. Ngành luật Lao động
  7. Ngành luật Hôn nhân và Gia đình
  8. Ngành luật Hình sự
  9. Ngành luật Tố tụng hình sự
  10. Ngành luật Tố tụng dân sự
  11. Ngành luật Kinh tế
  12. Ngành luật Quốc tế

5. Bộ Luật Dân sự là loại văn bản nào?

Bộ Luật Dân sự theo quy định pháp luật hiện hành đang áp dụng là Bộ Luật Dân sự 2015.

Theo đó Bộ Luật Dân sự là loại văn bản tổng hợp các quy phạm pháp luật chung điều chỉnh các đề pháp lý có liên quan đến lĩnh vực dân sự hay quan hệ dân sự. Bộ luật điều chỉnh quan hệ tư theo quy định pháp luật Việt Nam.

Bộ Luật Dân sự 2015 là bộ luật kế thừa và phát triển những giá trị từ Bộ luật đầu tiên được Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghiã Việt Nam thông qua ngày 28 tháng 10 năm 1995.

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Luật Dân sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam vì? Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật liên quan.

Đánh giá bài viết
3 3.652
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm