Ví dụ về các đặc trưng của pháp luật? (10 ví dụ)

Ví dụ về các đặc trưng của pháp luật? Các quy phạm pháp luật là những quy phạm do nhà nước đặt ra. Nhưng bạn hiểu được những đặc trưng của pháp luật là gì hay chưa? Hãy cùng Hoatieu.vn tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

Pháp luật là hệ thống các quy tắc, quy định mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các hành vi, quan hệ xã hội, phục vụ và bảo vệ quyền lợi của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội (trong xã hội xưa, còn nhằm bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị). Như vậy, các đặc trưng cơ bản của pháp luật là gì? Hoatieu.vn sẽ gửi đến bạn đọc một số ví dụ cụ thể về các đặc trưng của pháp luật để bạn đọc hiểu rõ hơn nhé.

Ví dụ về các đặc trưng của pháp luật
Ví dụ về các đặc trưng của pháp luật

1. Pháp luật là gì?

Pháp luật là những quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra, thừa nhận, đảm bảo thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích của nhà nước.

Như vậy pháp luật có thể do nhà nước đặt ra, thực nhận từ những quy tắc chung được hình thành từ lâu như quy phạm đạo đức, quy phạm xã hội nâng nên thành những quy phạm pháp luật.

2. Chức năng của pháp luật

Pháp luật đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội, nó như một bộ khung vững chắc, điều chỉnh hành vi của con người và các tổ chức, đảm bảo cho xã hội vận hành một cách ổn định và phát triển. Pháp luật có những chức năng chính cụ thể như sau:

1. Điều chỉnh hành vi xã hội

- Đặt ra các quy tắc chung: Pháp luật xác định rõ những hành vi được cho phép, những hành vi bị cấm và những hành vi phải thực hiện.

- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp: Pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, đảm bảo sự công bằng trong xã hội.

- Ngăn chặn hành vi vi phạm: Pháp luật đặt ra các chế tài xử lý đối với những hành vi vi phạm pháp luật, góp phần duy trì trật tự xã hội.

2. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

- Bảo vệ quyền con người: Pháp luật bảo vệ các quyền cơ bản của con người như quyền sống, quyền tự do, quyền bình đẳng...

- Bảo vệ quyền sở hữu: Pháp luật bảo vệ quyền sở hữu của các cá nhân và tổ chức trong xã hội.

- Bảo vệ môi trường: Pháp luật quy định các biện pháp bảo vệ môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững.

3. Giữ gìn trật tự xã hội

- Ngăn chặn tội phạm: Pháp luật đặt ra các hình phạt đối với những hành vi vi phạm pháp luật, góp phần ngăn chặn tội phạm.

- Giải quyết tranh chấp: Pháp luật cung cấp các cơ chế giải quyết các tranh chấp, đảm bảo sự hòa giải và ổn định xã hội.

- Bảo vệ an ninh quốc gia: Pháp luật quy định các biện pháp bảo vệ an ninh quốc gia, chống lại các hoạt động phá hoại.

4. Phát triển kinh tế - xã hội

- Tạo môi trường kinh doanh ổn định: Pháp luật tạo ra một môi trường kinh doanh ổn định, thu hút đầu tư.

- Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ: Pháp luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, khuyến khích sáng tạo và đề cao những giá trị được tạo ra từ tri thức.

- Phát triển các lĩnh vực xã hội: Pháp luật góp phần phát triển các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa,...

3. Các đặc trưng cơ bản của pháp luật

Từ định nghĩa Pháp luật là gì, chúng ta đã có thể thấy được những đặc trưng cơ bản của pháp luật bao gồm:

  • Pháp luật có tính quyền lực nhà nước:

Tính quyền lực nhà nước là đặc điểm nổi bật của pháp luật. Nhà nước cần có pháp luật để xây dựng, tổ chức, quản lý các mặt về đời sống xã hội của con người. Các quy phạm pháp luật được nhà nước đặt ra, thừa nhận từ những vấn đề đời sống thường ngày của con người từ đó điều chỉnh chúng sao cho phù hợp. Vậy nên pháp luật sẽ quy định những điều con người được làm, những điều không được làm, những việc phải làm theo quy định của pháp luật và khi có hành vi vi phạm những quy định của pháp luật thì pháp luật sẽ cưỡng chế những hành vi đó để bảo vệ pháp luật.

  • Pháp luật có tính quy phạm phổ biến:

Các quy định của pháp luật là những khuôn mẫu, chuẩn mực của định hướng nhận thức và hành vi của con người, hướng dẫn con người, tổ chức có hành vi xử sự phù hợp. Trong từng hoàn cảnh, điều kiện xảy ra vụ việc khác nhau thì sẽ có những hướng dẫn cụ thể về hành vi của con người khác nhau do pháp luật dự liệu. Vậy nên các hành vi trong mỗi trường hợp cụ thể sẽ có những chuẩn mực khác nhau mà con người phải tuân theo.

  • Pháp luật có tính hệ thống:

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc công nhận, vì thế pháp luật luôn tồn tại trong một hệ thống cụ thể nhằm bảo đảm pháp luật không bị chồng chéo. Mỗi quy phạm pháp luật sẽ điều chỉnh một quan hệ, vấn đề khác nhau trong đời sống nhưng luôn có mối liên hệ với nhau để tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh.

  • Pháp luật có tính xác định về mặt hình thức:

Pháp luật được xây dựng chặt chẽ và áp dụng cho toàn dân nên hình thức pháp luật luôn được quy định rõ ràng bằng văn bản, không trừu tượng, chung chung để toàn dân đều có thể hiểu.

4. Ví dụ về các đặc trưng của pháp luật?

4.1. Ví dụ về tính ý chí của pháp luật

Ví dụ về tính ý chí của pháp luật hay pháp luật có tính quyền lực nhà nước như sau:

Ví dụ 1: Khi nhà nước ban hành văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt với hành vi có nồng độ cồn tham gia giao thông thì khi người tham gia giao thông có vi phạm về nồng độ cồn đều bị xử phạt nghiêm minh theo nội dung quy định.

Ví dụ 2: Nhà nước ban hành Luật an toàn giao thông đường bộ và đảm bảo bằng sức mạnh quyền lực nhà nước, đại diện thi hành là Cảnh sát giao thông, cảnh sát cơ động, lực lượng công an cấp xã, lực lượng công an cấp huyện... => Những người có hành vi vi phạm Luật an toàn giao thông đường bộ (phóng nhanh vượt ẩu, không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, không xi nhan khi rẽ, không có giấy tờ xe, không tuân thủ biển báo hiệu...) đều phải chịu xử phạt tùy theo mức độ hành vi theo quy định của pháp luật.

Ví dụ 3: Từ xưa có câu "Phép vua thua lệ làng". Tuy nhiên, câu nói này đã không còn chính xác ở thời điểm hiện tại. Mọi quy ước, hương ước ngày nay đều ban hành dựa trên quy định trong Hiến pháp và các bộ luật của Nhà nước. Không thể tồn tại quy ước, hương ước có điều lệ trái ngược với quy định pháp luật.

4.2. Ví dụ về tính quy phạm phổ biến

Ví dụ 1: Với quy định về việc phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông được ban hành thì tất cả con người sống trên đất nước Việt Nam đều phải tuân thủ yêu cầu này. Vậy nên khi tham gia giao thông thì bất cứ ai cũng phải đội mũ bảo hiểm để bảo đảm an toàn.

Ví dụ 2: Luật hôn nhân và gia đình được ban hành và áp dụng với tất cả công dân Việt Nam đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt, dân tộc, tôn giáo, vùng miền. Thời gian qua, những hủ tục lạc hậu như kết hôn sớm, tảo hôn ở một số vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã thuyên giảm, minh chứng rõ ràng cho việc Luật hôn nhân và gia đình áp dụng đối với mọi người dân, điều này cũng giúp xóa bỏ những hủ tục của đồng bào dân tộc thiểu số, xây dựng đời sống văn hóa mới văn minh, phát triển.

Ví dụ 3: Luật quản lý thuế ra đời áp dụng đối với mọi doanh nghiệp đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt vùng miền, quy mô, công ty có vốn nước ngoài, công ty 100% vốn nước ngoài hay công ty trong nước... và các cán bộ, công chức ngành thuế đều phải tuân thủ luật quản lý thuế do Nhà nước Việt Nam ban hành.

4.3. Ví dụ về tính thống nhất của pháp luật

Ví dụ 1: Trong hệ thống pháp luật Việt Nam thì Hiến pháp là văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất rồi đến các văn bản pháp luật cấp dưới hơn. Những văn bản pháp luật được ban hành có giá trị pháp lý khác nhau và sắp xếp theo hệ thống, hơn nữa còn tác động bổ trợ qua lại lẫn nhau trong các lĩnh vực đời sống.

Ví dụ 2: Luật an toàn giao thông đường bộ quy định những hành vi được coi là vi phạm pháp luật khi tham gia giao thông => Dựa trên những quy định của Luật an toàn giao thông đường bộ, Chính phủ tiếp tục ban hành thêm Nghị định 100/2019/NĐ-CP và Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 100 => Làm căn cứ để cơ quan chức năng có thẩm quyền ra quyết định xử phạt hành chính hoặc thu giữ xe, bằng lái xe đối với người tham gia giao thông vi phạm quy định pháp luật.

4.4. Ví dụ về tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức

Ví dụ về hình thức pháp luật như sau:

Ví dụ 1: Hầu hết những quy phạm pháp luật của nước ta đều được ban hành rõ ràng về nội dung trên giấy tờ, bằng chữ tiếng Việt để tất cả người dân cùng hiểu. Mặt hình thức luôn được xác định rõ ràng thống nhất với nhau.

Ví dụ 2: Luật an toàn giao thông và các thông tư đi kèm là văn bản quy phạm pháp luật. Trong đó chỉ rõ các trường hợp và hình phạt cho những lỗi vi phạm đó, như: Quy định cho người tham gia giao thông điều khiển xe cơ giới nhưng không nhường đường cho xe đi ngược chiều tại nơi đường hẹp, có biển báo nhường đường cho xe cơ giới đi ngược chiều qua đường hẹp P132 thì bị phạt như sau:

  • Người điều khiển xe máy bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
  • Người điều khiển xe ô tô bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Như vậy mỗi đặc trưng của pháp luật luôn được thể hiện trong các văn bản pháp luật và quyền lực của chúng.

Trên đây là những tổng hợp của Hoa Tiêu về nội dung Ví dụ về các đặc trưng của pháp luật? Mời các bạn tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật dưới đây:

Đánh giá bài viết
7 17.925
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm