Đặc trưng nào của pháp luật là quy tắc xử sự chung là khuôn mẫu được áp dụng nhiều lần ở nhiều nơi đối với tất cả mọi người trong đời sống?
Đặc trưng nào của pháp luật là quy tắc xử sự chung là khuôn mẫu được áp dụng nhiều lần ở nhiều nơi đối với tất cả mọi người trong đời sống? Pháp luật là một hệ thống quan trọng đối với nhà nước, đảm bảo cho nhà nước hoạt động và bảo vệ những quyền của con người, quyền công dân. Cùng hoatieu.vn giải đáp câu hỏi về đặc trưng pháp luật trong nội dung bài viết dưới đây.
Đặc trưng nào của pháp luật là được áp dụng nhiều lần, nhiều nơi với tất cả mọi người
1. Đặc trưng nào của pháp luật là quy tắc xử sự chung là khuôn mẫu được áp dụng nhiều lần ở nhiều nơi đối với tất cả mọi người trong đời sống xã hội?
- Tính xác định chặt chẽ về nội dung
- Tính xác định chặt chẽ về hình thức
- Tính quy phạm phổ biến
- Tính quyền lực bắt buộc
Trả lời đáp án đúng là: C. Đặc trưng Tính quy phạm phổ biến của pháp luật là quy tắc xử sự chung là khuôn mẫu được áp dụng nhiều lần ở nhiều nơi đối với tất cả mọi người trong đời sống xã hội.
Để lý giải đáp án, bạn đọc tham khảo nội dung tiếp theo.
2. Những đặc trưng của pháp luật
Pháp luật hiện có những đặc trưng như sau:
- Có tính quyền lực nhà nước
Tính quyền lực nhà nước là đặc trưng thể hiện các quy phạm pháp luật được xây dựng nhằm tổ chức, quản lý mọi mặt về đời sống xã hội của con người. Các quy phạm pháp luật khi được nhà nước đặt ra thì được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước. Trong pháp luật quy định những điều công dân được làm, không được làm, khi có những vi phạm trái với pháp luật thì nhà nước sẽ cưỡng chế với người có hành vi vi phạm pháp luật.
- Có tính quy phạm phổ biến
Tính quy phạm phổ biến là đặc trưng thể hiện những quy định của pháp luật khi đã đặt ra thì được áp dụng nhiều lần, ở mọi nơi trên đất nước với tất cả mọi người. Có nghĩa là đặc trưng này thể hiện sự áp dụng rộng rãi và phổ biến của quy phạm pháp luật không có loại trừ. Trong quy định pháp luật còn quy định cụ thể từng trường hợp áp dụng pháp luật chi tiết.
- Có tính hệ thống
Tính hệ thống là thể hiện quy định pháp luật được xây dựng chặt chẽ về mặt nội dung, mỗi văn bản pháp luật có giá trị pháp lý khác nhau từ cao đến thấp nhưng có sự đồng nhất, nhất quán với nhau. Trong đó Hiến pháp là văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất, không có một văn bản nào được phép vi hiến.
- Có tính xác định về mặt hình thức
Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức là mọi văn bản đề được quy định trên văn bản rõ ràng, theo khuôn mẫu quy định, bao gồm những nội dung quy định, không có sự trừu tượng.
3. Ví dụ về đặc trưng của pháp luật
Ví dụ cụ thể về các đặc trưng pháp luật là:
- Có tính quyền lực nhà nước:
Ví dụ anh T có hành vi đánh người gây thương tích thì pháp luật sẽ căn cứ những điều đã quy định mà ra chế tài xử phạt với anh T. Anh T sẽ bị pháp luật cưỡng chế bằng quyền lực để thực hiện chế tài.
- Có tính quy phạm phổ biến:
Ví dụ pháp luật cấm những hành vi mua bán ma tuý, thì bất cứ ai, làm gì trên đất nước Việt Nam đều phải tuân thủ pháp luật. Khi phát hiện có hành vi vi phạm đều bị xử lý đúng luật.
- Có tính hệ thống:
Ví dụ Luật dân sự có giá trị pháp lý thấp hơn Hiến pháp.
- Có tính xác định về mặt hình thức:
Ví dụ hầu hết những văn bản pháp luật đều được ban hành thành dạng văn bản và có dấu của cơ quan ban hành như Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng chính phủ, Luật, Hiến pháp,….
Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Đặc trưng nào của pháp luật là quy tắc xử sự chung là khuôn mẫu được áp dụng nhiều lần ở nhiều nơi đối với tất cả mọi người trong đời sống? Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật chuyên mục Là gì? liên quan.
- Chia sẻ:
Vũ Thị Uyên
- Ngày:
Tham khảo thêm
Cơ quan nào có thẩm quyền hủy kết hôn trái pháp luật?
Tệ nạn xã hội có tác hại như thế nào?
Phân biệt Công an và Cảnh sát
Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác
Các biện pháp phòng tránh tệ nạn xã hội 2025
Điều kiện trở thành sĩ quan sau khi thực hiện xong nghĩa vụ quân sự
Bình giữ nhiệt có được mang lên máy bay 2025?
Quyền quyết định đối với tài sản như mua, bán, tặng, cho được gọi là?
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Top 4 bài phân tích 16 câu giữa bài Vội vàng
Mẫu hợp đồng góp vốn

Bài viết hay Là gì?
Để việc tuyên truyền vận động học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực tự cường dân tộc khát vọng phát triển đất nước phồn vinh đạt hiệu quả, cần phải làm gì?
Anh A tố cáo người có hành vi trộm cắp tài sản nhà nước là thực hiện hình thức dân chủ nào dưới đây?
Ký quỹ là gì? Cập nhật 2025 mới nhất
Nhà nước pháp quyền là gì?
Có bao nhiêu quốc gia và vùng lãnh thổ tiếp giáp với biển đông?
Dấu hiệu cơ bản của hành vi vi phạm pháp luật 2025