Phân biệt Công an và Cảnh sát

Công an, cảnh sát - hai tên gọi khác nhau. Vậy liệu giữa 2 chức danh này có sự khác nhau hay không? Phân biệt Công an và Cảnh sát theo quy định như thế nào? Trong bài viết này, Hoatieu.vn xin gửi đến bạn đọc bài So sánh công an và cảnh sát theo quy định tại Luật Công an nhân dân 2018.

1. Công an là gì?

Điều 3 Luật Công an nhân dân 2018 định nghĩa như sau:

Công an nhân dân là lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

Lực lượng công an nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự thống nhất quản lý nhà nước của Chính phủ và sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an và được tổ chức tập trung, thống nhất, chuyên sâu, tinh gọn và theo cấp hành chính từ trung ương đến cơ sở.

Công an nhân dân hoạt động theo nguyên tắc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; cấp dưới phục tùng cấp trên; dựa vào Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Ngày truyền thống của Công an nhân dân là ngày 19 tháng 8 hằng năm và là ngày hội “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc được quy định tại Điều 6 Luật công an nhân dân năm 2018. Trong ngành công an được chia thành hai lực lượng chính là cảnh sát và an ninh.

2. Công an có quyền hạn gì?

Công an nhân dân có chức năng tham mưu với Đảng, Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

3. Cảnh sát là gì?

Cảnh sát là cán bộ, công chức nhà nước làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

Lực lượng trị an xã hội có tính chất vũ trang của nhà nước, là lực lượng nòng cốt của nhà nước trong bảo vệ trật tự, an toàn xã hội. Lực lượng cảnh sát nhân dân có nhiệm vụ phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn xã hội nhằm bảo vệ tính mạng, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo đảm hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức.

Lực lượng cảnh sát nhân dân được tổ chức theo hệ thống đơn vị hành chính và chịu sự chỉ huy tập trung, thống nhất của Bộ trưởng Bộ Công an.

Cảnh sát được phân thành cảnh sát phụ trách các lĩnh vực cụ thể như:

  • Cảnh sát quản lý hành chính và trật tự xã hội
  • Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (cảnh sát hình sự)
  • Cảnh sát điều tra tội phạm ma túy
  • Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ
  • Cảnh sát phòng cháy chữa cháy
  • Cảnh sát quản lý và bảo vệ tư pháp
  • Cảnh sát giao thông
  • Cảnh sát cơ động

Phân biệt công an và cảnh sát

4. Phân biệt Công an và Cảnh sát

Luật Công an nhân dân 2018 ra đời đã phần nào xóa đi những điểm khác nhau giữa công an - cảnh sát. Ngày nay người ta không phân định rạch ròi giữa công an và cảnh sát.

Dưới đây là một số điểm khác nhau giữa công an và cảnh sát theo Luật Công an nhân dân 2018:

 

Công an

Cảnh sát

Khái niệm

Công an nhân dân là lực lượng vũ trang nhân dân.

Là một lực lượng thuộc Công an nhân dân.

Vai trò, nhiệm vụ

- Chức năng tham mưu cho Đảng, Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm

- Chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội

- Đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

- Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm trong nước

- Phát hiện nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm và kiến nghị biện pháp khắc phục tham gia giáo dục đối tượng vi phạm pháp luật tại cộng đồng theo quy định của pháp luật.

- Chịu sự chỉ huy tập trung, thống nhất của Bộ trưởng Bộ Công an.

Tổ chức

- Bao gồm các lực lượng: An ninh nhân dân, lực lượng Cảnh sát nhân dân và Công an xã.

- Là lực lượng thuộc Công an nhân dân

Như vậy có thể thấy lực lượng cảnh sát nhân dân là một phần trong công an nhân dân. Trong lực lượng công an nhân dân bao gồm lực lượng an ninh và lực lượng cảnh sát, công an xã. An Ninh sẽ làm nhiệm vụ về phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn, đấu tranh với các hoạt động xâm hại an ninh quốc gia của các thế lực trong và ngoài nhà nước. Lực lượng an ninh còn thực hiện nhiệm vụ quản lý xuất nhập cảnh và bảo vệ an ninh quốc gia ở khu vực của khẩu. Còn lực lượng cảnh sát thực hiện những nhiệm vụ về trật tự an toàn xã hội nêu trên.

5. Nên chọn an ninh hay cảnh sát?

An ninh và cảnh sát được phân chia các phạm vi, chức năng hoạt động của mình. Ngành an ninh có nhiệm vụ bảo vệ an ninh Quốc gia, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ Đảng, chính quyền, các lực lượng vũ trang và nhân dân. An ninh có những ngành cụ thể như an ninh tình báo, an ninh kinh tế, an ninh văn hoá tư tưởng, an ninh mạng. Phạm vi hoạt động của cảnh sát thu hẹp lại trong đời sống hàng ngày của người dân, có nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Mỗi ngành đều có những thuận lợi và cũng có những vất vả riêng do đặc thù nghề nghiệp. Tuy nhiên, so với cảnh sát thì an ninh thích hợp hơn với phái nam do công việc tiềm ẩn nhiều rủi ro, mạo hiểm, phải thực hiện nhiệm vụ trên phạm vi cả nước.

Về lựa chọn nghề nghiệp trong ngành cảnh sát thì đa dạng hơn an ninh ví dụ như cảnh sát quản lý hành chính và trật tự xã hội, cảnh sát cảnh sát hình sự, cảnh sát phòng cháy chữa cháy, cảnh sát giao thông...

Tựu chung lại, ngành công an đều có nhiệm vụ chung là bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng chống tội phạm. Nếu bạn có ý định vào ngành công an thì hãy xem xét các yếu tố của bản thân và gia đình về việc lựa chọn cảnh sát hay an ninh sao cho phù hợp với sức khỏe, tính cách, định hướng của bản thân mình.

6. Trang phục Công an nhân dân

Các bạn yêu thích và quan tâm chọn lựa các ngành Công an/ An ninh/Cản sát sẽ cần nắm thêm các quy định về trang phục của Công an nhân dân 2024. Có thể, đôi khi các bạn sẽ gặp các câu hỏi như: Trong điều lệnh Công an nhân dân quy định có mấy loại trang phục? Trang phục Công an màu trắng là gì? Công an mặc áo xanh đậm là công an gì? Công an mặc áo xanh lá cây là công an gì?

Để nắm nội dung chính xác về Trang phục Cảnh sát và trang phục An ninh, mời các bạn theo dõi tại: Quy định trang phục Công an nhân dân

7. Cơ sở pháp lý Phân biệt Công an và Cảnh sát

Trên đây, Hoatieu.vn đã cung cấp cho các bạn Thế nào là công an?, Thế nào là cảnh sát?. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác trong mục Hành chính của phần Hỏi đáp pháp luật. Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
3 17.887
0 Bình luận
Sắp xếp theo