Quy định trang phục Công an nhân dân 2024

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta hay bắt gặp hình ảnh các chú Công an với màu áo xanh, Công an giao thông lại mang trang phục màu vàng nhạt, Cảnh sát cơ động với trang phục màu xanh rêu đậm. Vậy làm sao để phân biệt các loại trang phục trong ngành công an. Chúng ta cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết Hoatieu.vn.

1. Quy định trang phục Công an nhân dân

Trang phục Công an nhân dân được phân thành lễ phục, trang phục thường dùng và trang phục chuyên dùng, mỗi một loại trang phục sẽ được phân theo mùa xuân hè và thu đông quy định cụ thể tại Điều 26 Văn bản hợp nhất 02/VBHN-BCA Điều lệ nội vụ công an nhân dân 2015 như sau:

Điều 26. Trang phục Công an nhân dân

1. Trang phục Công an nhân dân gồm:

a) Lễ phục xuân hè, lễ phục thu đông;

b) Trang phục thường dùng xuân hè, trang phục thường dùng thu đông;

c) Trang phục chuyên dùng.

2. [3] Trang phục Công an nhân dân phải sử dụng đúng mục đích theo quy định. Cán bộ, chiến sĩ mặc trang phục Công an nhân dân phải đồng bộ, thống nhất, gọn gàng, sạch sẽ, là phẳng, cài đủ cúc, khóa; đeo cành tùng đơn, cấp hiệu, phù hiệu, ký hiệu, dây lưng, cravát (đối với trang phục thu đông), đi giầy, tất do Bộ Công an cấp. Số hiệu Công an nhân dân đeo chính giữa phía trên nắp túi áo ngực bên phải, cạnh dưới của số hiệu cách gáy mép túi áo ngực phải 3mm (đối với áo thu đông, xuân hè nam); đeo chính giữa áo ngực bên phải, lấy ngang bằng cúc áo thứ nhất từ trên xuống (đối với áo thu đông, xuân hè nữ). Cán bộ, chiến sĩ nam mặc trang phục xuân hè áo kiểu sơ mi để áo trong quần, áo kiểu bludông để áo ngoài quần; khi mặc trang phục không đeo khăn che mặt, găng tay, khẩu trang (trừ trường hợp được trang cấp để làm nhiệm vụ), không đeo đồ trang sức gây phản cảm hoặc trái với với phong tục, truyền thống văn hóa Việt Nam.

3. Nghiêm cấm các đơn vị, cán bộ, chiến sĩ sản xuất, tàng trữ, mua bán và sử dụng trang phục Công an nhân dân trái phép; cấm viết, vẽ lên trang phục; sửa chữa, thay đổi quy cách, kiểu dáng, màu sắc và chất liệu của trang phục; sử dụng trang phục sai mục đích.

2. Trang phục nghĩa vụ công an

Công dân thực hiện nghĩa vụ công an là việc thực hiện nghĩa vụ Tổ quốc trong lực lượng vũ trang công an. Trang phục nghĩa vụ công an được quy định theo đồng phục của ngành công an căn cứ vào Điều 26 Văn bản hợp nhất 02/VBHN-BCA Điều lệ nội vụ công an nhân dân 2015 được trích dẫn tại mục 1 nêu trên.

Trang phục Công an nhân dân

3. Các loại quân phục công an

Quân phục là đồng phục được cấp phát trong Quân đội, quân phục được chia thành 4 loại gồm:

  • Quân phục dự lễ của hạ sĩ quan-binh sĩ
  • Quân phục thường dùng của hạ sĩ quan-binh sĩ
  • Quân phục thường dùng của học viên đào tạo sĩ quan
  • Quân phục dã chiến của hạ sĩ quan-binh sĩ, học viên sĩ quan

4. Các loại đồng phục công an

- Đồng phục khối an ninh: màu gam chủ đạo là màu xanh cỏ ủa

+ Xuân – hạ: Áo sơ mi tay ngắn, nẹp bong, có bật vai đeo cấp hiệu. Quần dài màu rêu sẫm, tất màu xanh non, giày da thấp cổ. Mũ kepi màu rêu sẫm gần giống với màu quần. Với cấp tướng mũ bọc thêm dạ đen và có hai cành tùng màu vàng.

+ Thu - đông: Áo sơ mi trắng, áo vest ngoài màu rêu sẫm 4 túi. Thắt lưng màu nâu nhưng mặt khoá lại là màu vàng. Áo gillet được cấp thêm cho sĩ quan cấp tá, còn áo panto được trang bị cho cấp đại tá trở lên. Giày, mũ, tất giống với trang phục xuân – hạ.

- Đồng phục cảnh sát:

+ Xuân – hạ: Áo sơ mi cộc tay màu mạ non, nẹp bong và quần âu, mũ kêpi, tất cùng màu, giày thấp cổ da màu đen. Mũ có lưỡi trai màu nâu nhạt, thêm viền dạ đỏ ở vành mũ. Riêng mũ kêpi cấp tướng phần lưỡi trai sẽ bọc dạ đen và gắn hai cành tùng.

+ Thu – đông: Áo sơ mi dài tay màu trắng cùng áo vest 4 túi và cà vạt màu mạ non. Thắt lưng có màu nâu đậm, mặt khóa thắt lưng màu vàng. Giày, tất và mũ giống với trang phục xuân – hạ.

- Cảnh sát giao thông: Đồng phục có màu vàng và được dán logo chữ CSGT

- Cảnh sát cơ động: Trang phục màu xanh rêu đậm. Mũ bảo hiểm cùng màu có logo dòng chữ CSCĐ

- Cảnh sát phòng cháy chữa cháy:

+ Áo: Thân và 2 tay có dải phản quang, Lưng có thêu dòng chữ “CẢNH SÁT PCCC VÀ CNCH”,

+ Quần: Đai quần làm bằng chun chịu nhiệt, có hai dải phản quang.

+ Mũ: Mũ chữa cháy được thiết kế để bảo vệ phần đầu, cổ. Mũ màu đỏ cho lính chữa cháy, mũ có màu vàng được trang bị cho chỉ huy. Mũ có kính che mặt, có tấm trùm bảo vệ sau gáy làm bằng vật liệu chống cháy.

+ Găng tay: Găng tay chữa cháy được thiết kế chuyên dụng chống lại các tác động xấu từ môi trường. Găng tay chữa cháy gồm 4 lớp có khả năng chịu mài mòn, kháng cắt, chống đâm xuyên, chống thấm.

+ Giày: Giày chữa cháy là loại giày cao cổ bằng da dày có tác dụng chống nước, cách nhiệt, chống trơn trượt, chống ăn mòn...

5. Trong điều lệnh Công an nhân dân quy định có mấy loại trang phục?

Trong điều lệnh Công an nhân dân quy định có 3 loại trang phục trong ngành, mỗi một loại trang phục được dùng cho mục đích và nhiệm vụ cụ thể bao gồm:

  • Trang phục lễ phục
  • Trang phục thường dùng
  • Trang phục chuyên dùng

Cán bộ chiến sĩ chỉ được mặc lễ phục trong các sự kiện lớn của đất nướ. Đối với trang phục thường dùng là trang phục các cán bộ chiến sĩ mặc khi làm nhiệm vụ, học tập thường ngày.

Trang phục chuyên dùng được mặc khi chiến đấu, luyện tập, diễn tập khi có thiên tai, hoặc trong phòng chống dịch bệnh, chữa cháy, cứu hộ cứu nạn,...

6. Trang phục Công an màu trắng là gì?

Trang phục màu trắng của sĩ quan Công an là bộ lễ phục được xuất hiện trong các sự kiện trang trọng của ngành công an và các sự kiện lớn của cả nước như: dự Đại hội Đảng các cấp; dự Đại hội các tổ chức chính trị, xã hội; dự buổi khai mạc và bế mạc các kỳ họp Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp; dự lễ đón tiếp lãnh đạo Đảng, Nhà nước và khách quốc tế....

7. Công an mặc áo xanh đậm là công an gì?

Màu xanh đậm thường thấy của công an nhân dân thực ra là màu xanh rêu đậm. Nhiều người hay lầm tưởng thành màu đen. Tuy nhiên, trong quy định màu xanh rêu đậm chính là trang phục của Cảnh sát cơ động cùng với mũ bảo hiểm cùng màu có logo dòng chữ CSCĐ.

8. Công an mặc áo xanh lá cây là công an gì?

Đồng phục của Công an nhân dân có màu xanh lá mạ cùng với cầu vai đỏ khác với màu áo cỏ mạ úa của An ninh. Màu áo trong ngành công an có sự khác nhau về màu sắc, kiểu dáng, tùy vào nhiệm vụ đặc thù của nghề mà trang phục đi kèm phục vụ để đảm bảo sự an toàn cho các cán bộ chiến sĩ khi làm nhiệm vụ.

9. Không phải công an mặc quân phục công an được không?

Quân phục công an là trang phục dành riêng cho cá nhân phục vụ trong cơ quan công an. Việc sử dụng quân phục được pháp luật quy định phải dùng đúng mục đích và phục vụ cho công tác chứ không được phép sử dụng bừa bãi. Sau khi người được cấp chuyển ngành được không phục vụ cho công an nữa thì phải thu hồi những bộ quân phục này.

Bởi vậy quân phục công an là trang phục đặc thù người bình thường không được phép mặc. Nếu người nào vi phạm có thể xử phạt hành chính, hình sự tuỳ mức độ vi phạm.

Căn cứ điều 20 Nghị định 144/2021 về xử phạt hành chính với vi phạm quy định về quản lý, sử dụng trang phục, cấp hiệu, phù hiệu, số hiệu, giấy chứng minh Công an nhân dân hoặc các giấy tờ khác dành riêng cho lực lượng Công an nhân dân là:

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép trang phục, cấp hiệu, phù hiệu, số hiệu, giấy chứng minh Công an nhân dân hoặc các giấy tờ khác dành riêng cho lực lượng Công an nhân dân.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi mua, bán hoặc đổi trái phép trang phục, cấp hiệu, phù hiệu, số hiệu, giấy chứng minh Công an nhân dân hoặc các giấy tờ khác dành riêng cho lực lượng Công an nhân dân.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất trái phép hoặc làm giả trang phục, cấp hiệu, phù hiệu, số hiệu, giấy chứng minh Công an nhân dân hoặc các giấy tờ khác dành riêng cho lực lượng Công an nhân dân.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này;

b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này.

Như vậy có thể thấy dù là mượn trang phục quân an nhân dân cũng đã bị xử lý vi phạm do những trang phục này là được dành riêng cho công an nhân dân. Hơn hết mặt hàng này cấm sản xuất và buôn bán. Hành vi mượn mặc và bị phát hiện sẽ bị xử phạt hành chính như trên. Ngoài ra những hành vi như mua trang phục giả để sử dụng giả mạo công an nhân dân còn có thể bị xử phạt hình sự là phạt tù.

Trên đây là ý kiến chung nhất của Hoatieu.vn về Quy định trang phục Công an nhân dân. Bài viết chỉ mang tính tham khảo, tùy tình huống thực tế có các căn cứ pháp lý khác, nên sẽ có sự sai biệt với nội dung giới thiệu trên.

Đánh giá bài viết
3 20.109
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi