Nêu sự khác biệt giữa phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế?

Nêu sự khác biệt giữa phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế? Trong quản lý hành chính nhà nước thì có phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế được áp dụng nhằm để nhà nước quản lý người dân về lĩnh vực hành chính. Hai phương pháp này có điểm khác nhau nhưng đều được nhà nước sử dụng kết hợp nhằm mục đích quản lý hiệu quả nhất. Nội dung bài viết dưới đây hoatieu.vn sẽ tìm hiểu và gửi đến bạn đọc sự khác biệt của hai phương pháp này nhé.

Lưu ý: Nội dung dưới đây được sản xuất và biên tập lại bởi HoaTieu.vn, không vì mục đích thương mại. Mọi website lấy nội dung bài viết Nêu sự khác biệt giữa phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế? xin vui lòng dẫn nguồn.

Nêu sự khác biệt giữa phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế?
Nêu sự khác biệt giữa phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế?

1. Nêu sự khác biệt giữa phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế?

Phương pháp thuyết phục là phương pháp làm cho đối phương hiểu rõ được sự cần thiết và tự giác thực hiện hành vi nhất định hoặc tránh thực hiện hành vi nhất định.

Phương pháp cưỡng chế là phương pháp bắt buộc, sử dụng bạo lực của cơ quan có thẩm quyền để nhằm buộc cá nhân hoặc tổ chức đó thực hiện hoặc không thực hiện một hành vi nhất định.

Hai phương pháp này áp dụng trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước nên giống nhau về chủ thể thực hiện là cơ quan nhà nước và cùng vì mục đích chung là để chủ thể thực hiện pháp luật một cách nghiêm minh.

Như vậy, từ khái niệm trên có thể thấy sự khác biệt của phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế là:

Điểm khácPhương pháp thuyết phụcPhương pháp cưỡng chế
Thời điểm áp dụngÁp dụng mọi lúc mọi nơiÁp dụng khi bất kỳ chủ thể nào có hành vi trái với quy định pháp luật
Phương pháp áp dụng

Thường được áp dụng với hình thức là tuyên truyền pháp luật đến nhân nhân

Áp dụng bằng cách sử dụng bạo lực, vũ lực với chủ thể vi phạm.

Như vậy có thể thấy sự khác nhau rõ nét trọng tên gọi của hai phương pháp này là một phương pháp mang tính chất nhẹ nhàng và phổ biến pháp luật, còn một phương pháp mang tính chất ép buộc thực hiện.

2. Mối quan hệ giữa phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế

Mối quan hệ giữa phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế là mối quan hệ bổ sung cho nhau.

Bởi vì trong quá trình quản lý hành chính thì việc đưa ra những quy định pháp luật là bắt buộc. Những để người dân hiểu và thực hiện theo quy định pháp luật đã ban hành thì cần phương pháp thuyết phục để đưa quy định đến nhân dân. Tuy nhiên khi mà phương pháp thuyết phục không có hiệu quả, nhân dân vẫn làm trái quy định thì bắt buộc phải sử dụng phương pháp cưỡng chế. Và trong quá trình cưỡng chế vẫn cần thuyết phục để người vi phạm hiểu rõ điểm sai của mình.

Bởi thế nên hai phương pháp này bổ sung cho nhau và chúng cùng thực hiện vì mục đích chung nhằm để nhân dân tuân thủ pháp luật.

3. Phương pháp thuyết phục trong quản lý hành chính nhà nước

Phương pháp thuyết phục trong hành chính nhà nước là phương pháp làm cho đối tượng quản lý hiểu rõ sự cần thiết và tự giác trong các hành vi nhất định hoặc tránh việc thực hiện hành vi nhất định.

Phương pháp thuyết phục trong hành chính nhà nước là phương pháp do chủ thể quản lý hành chính nhà nước thực hiện để tác động lên đối tượng quản lý nhằm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình. Phương pháp này làm cho đối tượng quản lý hiểu rõ được việc cần thiết tự giác làm việc hoặc tránh thực hiện hành vi nào đó. Các hoạt động của phương pháp thuyết phục trong hành chính là giải thích, động viên, hướng dẫn, chứng minh,…. Để đối tượng hiểu rõ.

Ví dụ về phương pháp thuyết phục trong hành chính nhà nước như sau:

+ Vụ việc ly hôn, sau khi tòa án quyết định quyền nuôi con của người mẹ, nhưng người cha không thực hiện. Việc người cha không tuân thủ bản án do tòa án quyết định là hành vi vi phạm nhưng chỉ xử phạt ở mức độ hành chính. Còn nếu người cha chưa chấp thuận thì cần sử dụng đến biện pháp thuyết phục nhằm đạt được mục đích tuân thủ quyết định của Tòa án của công dân đó.

+ Hoặc trong vụ việc giải tỏa đất đai của nhà nước đã ban hành, nhưng có một số gia đình không chấp thuận và không đồng ý rời bỏ mảnh đất của mình. Khi đó cần phải thực hiện việc thuyết phục và đàm phán để các gia đình đồng ý rời đi để nhà nước thực hiện dự án do đất đai đó đã do người dân sinh sống và làm việc nhiều năm, việc rời đi là không phải dễ dàng.

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Nêu sự khác biệt giữa phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế? Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật liên quan.

Đánh giá bài viết
2 1.189
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm