Ví dụ về phương pháp thuyết phục

Ví dụ về phương pháp thuyết phục. Trong quản lý hành chính của nhà nước thì có hai phương pháp quản lý hành chính là phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế. Phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế được áp dụng trong thực tế như thế nào? Hãy cùng Hoatieu.vn tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây nhé.

Lưu ý: Nội dung dưới đây được sản xuất và biên tập lại bởi HoaTieu.vn, không vì mục đích thương mại. Mọi website lấy nội dung bài viết Ví dụ về phương pháp thuyết phục, xin vui lòng dẫn nguồn.

1. Phương pháp thuyết phục là gì?

Phương pháp thuyết phục là phương pháp làm cho đối phương hiểu rõ được sự cần thiết và tự giác thực hiện hành vi nhất định hoặc tránh thực hiện hành vi nhất định.

Khi sử dụng phương pháp thuyết phục, người thuyết phục cần sử dụng cách cách thức khác nhau như: tuyên truyền giáo dục, kêu gọi, nhắc nhở, giải thích, phổ biến ví dụ tương đồng... để giúp người được thuyết phục biết và hiểu hành vi của mình là trái pháp luật, từ đó tự giác thực hiện theo đúng yêu cầu, quyết định của cơ quan chức năng, tránh những hành vi quá khích do không hiểu hoặc hiểu sai quy định pháp luật.

Ví dụ về phương pháp thuyết phục
Ví dụ về phương pháp thuyết phục

2. Phương pháp cưỡng chế là gì?

Phương pháp cưỡng chế là phương pháp bắt buộc, sử dụng bạo lực của cơ quan có thẩm quyền trên cơ sở pháp luật để nhằm buộc cá nhân hoặc tổ chức đó thực hiện hoặc không thực hiện một hành vi nhất định.

Phương pháp này được áp dụng khi cá nhân hoặc tổ chức có hành vi chống đối, không thực hiện quyết định bản án của cơ quan có thẩm quyền hoặc cố tính làm những việc trái quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, cá nhân, tổ chức vi phạm sẽ bị bắt buộc khắc phục hậu quả do mình gây ra và nhận hình thức xử phạt theo quy định pháp luật.

Phương pháp cưỡng chế có vai trò quan trọng tạo nên tính kỷ cương, nghiêm minh của nhà nước pháp quyền, đảm bảo các quy định pháp luật được tôn trọng, ngăn chặn, đẩy lùi tệ nạn xã hội, không để thế lực thù địch lợi dụng chống phá Đảng, nhà nước.

3. Ví dụ về phương pháp thuyết phục

Từ khái niệm về phương pháp thuyết phục trên thì ta có những ví dụ minh hoạ cụ thể về phương pháp thuyết phục như sau:

Ví dụ 1: Hằng năm các cơ quan nhà nước thường xuyên tổ chức những cuộc thi về an toàn giao thông cho học sinh. Việc này nhằm giáo dục học sinh về pháp luật an toàn giao thông và những hành vi nên làm hoặc không nên làm khi tham gia giao thông.

Ví dụ 2: Các trang báo của nhà nước thường xuyên đưa tin về những quy định pháp luật mới cần thực hiện hoặc những vụ án, hoặc bản án về những hành vi sai phạm của người phạm tội cũng là hình thức thuyết phục cảnh báo người dân không nên vi phạm.

Ví dụ 3: Trong dịp tết thì các phương tiện truyền thông thường đưa tin về mức phạt với hành vi người điều khiển phương tiện giao thông có nồng độ cồn. Nhằm cảnh báo người dân dịp tết cần chú ý giao thông và không được điều khiển phương tiện khi đã uống rượu bia.

Ví dụ 4: Trong vụ việc ông A  xây dựng chuồng trại, lấn chiếm trái phép đất nhà ông B. Ông B đã kiện ra Tòa án và được Tòa án ra quyết định ông A phải phá dỡ chuồng trại ở phần đất lấn chiếm của ông B, đồng thời có đền bù về vật chất với số tiền....... đồng do có hành vi lăng mạ, chửi bới ông B. Quyết định này được cơ quan thi hành án dân sự địa phương thực thi. Tuy nhiên, sau hơn 1 tháng từ ngày có quyết định của Tòa án, ông A vẫn không thực hiện tháo dỡ phần lấn chiếm và bồi thường cho ông B. Cơ quan thi hành án đã cử chấp hành viên, cùng tổ hòa giải cơ sở tới nhà ông A thuyết phục 2 lần, giải thích rõ hành vi của ông A không chỉ vi phạm pháp luật, còn gây rối trật tự trị an địa phương, gây chia rẽ tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư. Nếu ông A cố tình không thực hiện bản án, sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật với hình phạt nặng hơn, đồng thời, cơ quan thi hành án dân sự sẽ phối hợp với lực lượng công an tiến hành cưỡng chế. => Ông A hiểu và nghiêm túc chấp hành quyết định của Tòa án.

Ví dụ 5: Trong Luật an toàn giao thông đường bộ và các thông tư đi kèm có quy định về việc mua bán xe cũ như sau: bên mua và bến bán sẽ phải hoàn tất thủ tục sang tên, làm lại đăng ký xe trong vòng 30 ngày sau khi ký kết mua bán, chuyển nhượng. Từ khi luật được thông qua đến khi có hiệu lực, cơ quan cảnh sát giao thông đã để ra một khoảng thời gian khá dài nhằm tuyên truyền, giải thích trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân hiểu, dần làm quen và tự giác chấp hành. Sau thời gian này, nếu người dân nào cố tình vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính.

4. Nêu sự khác biệt giữa phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế?

Mời bạn đọc tham khảo nội dung bài viết liên quan:

Nêu sự khác biệt giữa phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế?

5. Mối quan hệ giữa phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế

Phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, mỗi phương pháp có ưu, nhược điểm riêng. Thực tế cho thấy, trong quản lý nhà nước, không có trường hợp nào chỉ sử dụng riêng lẻ hai phương pháp này. Nếu chỉ thuyết phục sẽ khó tạo được tính nghiêm minh, kỷ luật của nhà nước pháp quyền, sẽ có lúc, có nơi pháp luật không phát huy được hiệu quả. Còn nếu chỉ sử dụng phương pháp cưỡng chế dễ gây ra tranh chấp, thậm chí bạo lực giữa cơ quan chức năng và đối tượng bị cưỡng chế, là mục tiêu cho các thế lực thù địch lợi dụng chia rẽ, xuyên tạc các quy định pháp luật của nhà nước ta. Bên cạnh đó, khi sử dụng phương pháp cưỡng chế còn đòi hỏi người thi hành công vụ phải là người nắm, hiểu rõ các quy định pháp luật do phương pháp này dễ dẫn đến án oan sai.

Ngoài ra, mục đích của việc thực hiện pháp luật là tuyên truyền pháp luật đi sâu vào đời sống xã hội, giúp mọi người dân hiểu và tự giác tuân thủ pháp luật. Do đó, trong quản lý hành chính nhà nước, điều cần thiết là phải biết sử dụng kết hợp nhịp nhàng hai phương pháp này với nhau, để phát huy điểm mạnh và hạn chế nhược điểm của mỗi phương pháp.

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Ví dụ về phương pháp thuyết phục. Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật liên quan.

Đánh giá bài viết
2 4.273
0 Bình luận
Sắp xếp theo