Cẩm nang phòng chống tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng
Ban hành Cẩm nang phòng chống tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng
Mới đây Bộ Thông tin và Truyền thông, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử công bố “Cẩm nang phòng chống tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng thực hiện kế hoạch số 1249/KH-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Nhằm nâng cao nhận thức về trách nhiệm trên không gian mạng cho người dùng Internet ở Việt Nam cũng như cung cấp các thông tin, kỹ năng cơ bản nhất để các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia không gian mạng có kiến thức nhận biết ứng phó và xử lý có hiệu quả với tình trạng tin giả, tin sai sự thật. Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành “Cẩm nang phòng chống tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng” với nội dung cụ thể như sau.
BAN BIÊN SOẠN
Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử
Lưu Đình Phúc, Lê Quang Tự Do, Nguyễn Thị Thanh Huyền, Lương Bích Thanh, Hoàng Anh Hà.
MỤC LỤC
Giới thiệu cẩm nang
08 Điều cần nhớ
1. Dấu hiệu nhận biết một tin giả
2. Cách xác định tin giả
3. Làm thế nào để tránh “bẫy tin giả”?
4. Phải làm gì nếu lỡ đăng tải, chia sẻ tin giả, tin sai sự thật?
5. Cách xử lý khi thấy tin giả
6. Hành động có trách nhiệm trên không gian mạng
7. Hậu quả của việc cung cấp, chia sẻ tin giả, tin sai sự thật
8. Các mức phạt hành chính/xử lý hình sự
Khái niệm tin giả trên không gian mạng
1. Thế nào là tin giả
2. Tin giả được tạo ra như thế nào?
3. Tin giả tác động đến công chúng bằng cách nào?
4. Phân loại tin giả
Tác động của tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng
1. Tác động đến an ninh - kinh tế
2. Tác động đến an ninh quốc gia
3. Tác động đến niềm tin của người dân với các thông tin trên báo chí chính thống
4. Tác động đến sức khỏe cộng đồng
Hướng dẫn nhận biết tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng
1. Xem xét nguồn tin, kiểm tra tác giả
2. Kiểm tra thông tin, hình ảnh minh họa và đường dẫn liên kết
3. Kiểm tra thời gian
4. Đọc toàn bộ nội dung, tìm những điểm nghi ngờ, mâu thuẫn
5. Đối chiếu với thông tin trên báo chí chính thống hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia hoặc các cơ quan chức năng
Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trên không gian mạng
1. Trách nhiệm của người sử dụng Internet, mạng xã hội
2. Trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ
3. Trách nhiệm của người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, người phát hành quảng cáo, người quảng cáo
Các quy định của pháp luật liên quan đến hành vi đăng tải, lan truyền tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng
Quy trình tiếp nhận và xử lý tin giả trên không gian mạng
Những câu hỏi thường gặp
Phụ lục 1: Các bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội
I. Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
II. Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam do Hội Nhà báo Việt Nam ban hành
III. Quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
Phụ lục 2: Quy định về tin giả trong tiêu chuẩn cộng đồng trên một số mạng xã hội xuyên biên giới
I. Facebook
II. YouTube
III. TikTok
Tài liệu tham khảo
Giới thiệu cẩm nang
Mục đích của Cẩm nang
Việt Nam là một trong những quốc gia có dân số sử dụng Internet tích cực nhất trên thế giới với khoảng 72,1 triệu người (số liệu năm 2022 của We are Social) . Xu hướng người dân đọc tin tức (1) qua mạng, sử dụng mạng xã hội để chia sẻ thông tin ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, không gian mạng với đặc tính dễ ẩn danh, lan truyền nhanh đã trở thành môi trường thuận lợi cho hoạt động phát tán tin giả, tin sai sự thật. Tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng có nội dung liên quan đến nhiều lĩnh vực, từ chính trị, kinh tế đến văn hóa, xã hội..., gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, danh dự của các tổ chức, cá nhân; ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, gây thiệt hại về kinh tế... Nhiều thông tin thiếu kiểm chứng, bịa đặt, phản cảm được người dùng mạng xã hội chia sẻ rộng rãi gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Trong bối cảnh đó, Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện cuốn “Cẩm nang phòng chống tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng” với mục tiêu:
--------------------------------------
(1) Thảo Nguyên (Brands Vietnam), (2022), Data Station #25 - Digital 2022: Số người dùng Việt quan ngại về an toàn dữ liệu giảm gần 1 nửa so với năm 2020.
Truy cập tại: https://www.brandsvietnam.com/congdong/topic/323902-Data-Station-25-Digital-2022-So-nguoi-dung-Viet-quan-ngai-ve-an- toan-du-lieu-giam-gan-1-nua-so-voi-nam-2020
---------------------------------------
- Nâng cao nhận thức về trách nhiệm trên không gian mạng cho người dùng Internet ở Việt Nam.
- Cung cấp các thông tin, kỹ năng cơ bản để các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia không gian mạng có kiến thức tổng quan, cần thiết để nhận biết, ứng phó và xử lý có hiệu quả với tình trạng tin giả, tin sai sự thật có xu hướng tăng trên không gian mạng hiện nay.
Nguyên tắc xây dựng Cẩm nang
- Căn cứ các quy định của pháp luật, Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội của Bộ Thông tin và Truyền thông, quy tắc ứng xử của một số Bộ, ngành, tổ chức Hội, đoàn thể, các quy trình xử lý thông tin của Trung tâm Xử lý tin giả Việt Nam (VAFC).
- Dựa trên các vấn đề thực tế mà người sử dụng thường gặp khi tương tác trên môi trường mạng.
- Tham khảo các tài liệu nghiên cứu, kinh nghiệm thực tế của một số nước và các nguyên tắc cộng đồng của các nền tảng xuyên biên giới lớn.
Nội dung Cẩm nang
Nội dung của Cẩm nang bao gồm một phần tóm tắt ngắn gọn, dễ hiểu, dễ sử dụng, là những kỹ năng cơ bản để người sử dụng có thể nhận biết, ứng phó và xử lý có hiệu quả khi gặp một tin giả, tin sai sự thật.
Nội dung chính tập trung trình bày những kiến thức cụ thể: Khái niệm tin giả trên không gian mạng; Hướng dẫn nhận biết tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng; Tác động của tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng; Trách nhiệm của người dùng và nhà cung cấp dịch vụ khi hoạt động trên không gian mạng; Quy trình rà quét, phát hiện và xử lý tin giả trên không gian mạng; Các quy định xử phạt; Những câu hỏi thường gặp.
Nội dung chi tiết Cẩm nang phòng chống tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng mời các bạn xem trong file tải về hoạc đọc Tại đây.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Phổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
Thông tư 16/2022/TT-BVHTTDL quy định chế độ báo cáo thống kê của ngành văn hóa, thể thao và du lịch Tải Thông tư 16/2022/TT-BVHTTDL file doc, pdf
Tra cứu số CCCD 2023 online Cách tra cứu số căn cước công dân đơn giản
Nghị định 94/2022/NĐ-CP quy định nội dung và quy trình biên soạn chỉ tiêu thống kê Tải Nghị định 94/2022/NĐ-CP doc, pdf
Thông tư 75/2022/TT-BTC về mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí đăng ký cư trú Mức thu phí đăng kí cư trú mới nhất
Cách tra cứu biển số xe ô tô, xe máy online 2023 Tra cứu chủ sở hữu biển số xe
Lương, thưởng Tết cho giáo viên 2023 ra sao? Thưởng Tết 2023 của giáo viên
Theo quy định hiện hành người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô xe gắn máy kể cả xe điện bị xử phạt như thế nào? Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai THCS 2022-2023
- Chia sẻ bởi:
- Ngày:

Mới nhất trong tuần
-
Cách lấy lại mã đăng nhập thi THPT quốc gia 2023
-
Người nghỉ hưu đi làm có phải đóng bảo hiểm xã hội không?
-
Rối loạn lưỡng cực là gì?
-
Cách hợp thức hóa nhà xây dựng không phép mới nhất 2022
-
Từ 01/9/2021, chồng được nghỉ thai sản nhiều lần khi vợ sinh con
-
Đang hưởng lương hưu mất thì thân nhân có được hưởng chế độ tử tuất?
-
Sinh con trái tuyến có được hưởng BHYT 2023?
-
Bộ Y tế đồng ý tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi
-
Tờ khai thay đổi thông tin cư trú gồm những nội dung gì?
-
Khi nào có điểm thi THPT 2022