Tính bắt buộc của pháp luật thể hiện ở chỗ ai cũng phải tuân theo, ai vi phạm sẽ bị xử lí theo quy định. Đúng hay sai?
Tính bắt buộc của pháp luật thể hiện ở chỗ ai cũng phải tuân theo, ai vi phạm sẽ bị xử lí theo quy định. Đúng hay sai? Đây là câu hỏi mà gần đây HoaTieu.vn nhận được rất nhiều từ phía độc giả. Để giải đáp cho thắc mắc này, HoaTieu.vn xin phân tích và cung cấp thông tin gửi đến bạn đọc qua bài viết dưới đây.
Tính bắt buộc (tính cưỡng chế) của pháp luật
1. Pháp luật là gì?
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ trong xã hội, được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
Pháp luật có các đặc trưng cơ bản sau:
- Tính giai cấp (tính ý chí);
- Tính quy phạm phổ biến;
- Tính bắt buộc chung;
- Tính được đảm bảo bằng Nhà nước.
2. Tính bắt buộc của pháp luật là gì?
Pháp luật là hệ thống các quy tắc mang tính chất mẫu mực, khuôn thước cho mọi người trong cách xử sự, chính thông qua những khuôn mẫu, những mô hình xử sự chung đó mà người ta “đo” được hành vi của mình, người ta biết được mình có thể và không cần phải làm gì, không được làm gì và phải làm như thế nào.
Tính bắt buộc: Pháp luật do nhà nước ban hành, mang tính quyền lực, bắt buộc mọi người phải tuân theo, không phụ thuộc vào sở thích của bất cứ ai.
Trên thực tế, mỗi cá nhân, mỗi chủ thể luôn có những suy nghĩ, hành động vì mục đích khác nhau. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà mỗi cá nhân sẽ có những hành động riêng biệt, đôi khi những hành vi ấy gây ra sự xáo trộn trật tự xã hội, xâm phạm đến các quan hệ trong xã hội. Vì vậy cần phải có quy phạm pháp luật để điều chỉnh hành vi của con người, bảo vệ trật tự xã hội, giai cấp cầm quyền (nhà nước).
Một đất nước sẽ không thể phát triển ổn định được nếu người dân không tuân thủ pháp luật. Chính vì vậy pháp luật ra đời để điều chỉnh các quan hệ xã hội đó, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, bắt buộc mọi chủ thể phải tuân thủ thực hiện theo quy định.
3. Tính quyền lực bắt buộc chung là gì?
Tính quyền lực bắt buộc chung là một đặc trưng quan trọng của pháp luật, có nghĩa là pháp luật được Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng toàn bộ uy tín và sức mạnh của Nhà nước.
Tính quyền lực bắt buộc có nghĩa là mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội đều phải tuân thủ pháp luật, bất kể địa vị, quyền lực, hay bất kỳ yếu tố nào khác, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và phải thực hiện theo những quy định mà pháp luật đã đề ra.
Pháp luật có tính ràng buộc cao, tức nếu có hành vi vi phạm pháp luật, cá nhân hoặc tổ chức đó sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định. Nhà nước sẽ sử dụng các biện pháp cưỡng chế để đảm bảo việc thi hành pháp luật. Phạm vi áp dụng của pháp luật là trên toàn bộ lãnh thổ của một quốc gia, không phân biệt vùng miền, dân tộc.
Vì sao pháp luật có tính quyền lực bắt buộc chung?
Pháp luật có tính quyền lực bắt buộc chung nhằm đảm bảo trật tự xã hội, pháp luật đặt ra những quy tắc chung để mọi người cùng tuân thủ, giúp duy trì trật tự, ổn định xã hội.
Đồng thời giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi công dân, pháp luật sẽ bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của từng cá nhân, đồng thời ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại đến quyền lợi của người khác.
Cũng chính bởi tính quyền lực bắt buộc chung của pháp luật sẽ giúp cho phát triển kinh tế - xã hội. Pháp luật tạo ra một môi trường pháp lý ổn định, minh bạch, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển đất nước.
4. Tính bắt buộc của pháp luật thể hiện ở chỗ ai cũng phải tuân theo, ai vi phạm sẽ bị xử lí theo quy định. Đúng hay sai?
⇒ Nhận định trên là hoàn toàn chính xác.
Tính bắt buộc, cưỡng chế của pháp luật là biện pháp bắt buộc do nhà nước ban hành, mang tính quyền lực nhà nước, bắt buộc mọi người phải tuân theo, ai vi phạm sẽ bị nhà nước xử lí theo quy định.
Pháp luật được ban hành ra để điều chỉnh quan hệ xã hội, hành vi của mọi chủ thể trong xã hội. Nó có tính bắt buộc chung và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước thông qua những biện pháp cưỡng chế.
Nếu chủ thể nào có hành vi vi phạm những quy định của pháp luật sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Tùy từng trường hợp cụ thể được quy định trong các văn bản pháp luật mà chủ thể sẽ bị xử lý theo quy định.
Quyền lực nhà nước thể hiện ở nhà nước có lực lượng cưỡng chế, hệ thống pháp lý cùng các cơ quan pháp luật để quản lý xã hội, đất nước. Ví dụ như: công an, tòa án, viện kiểm sát, cơ quan thi hành án... Những cơ quan và lực lượng trên sẽ đảm bảo cho tính bắt buộc chung (tính cưỡng chế) của pháp luật được thực thi trên thực tế.
Pháp luật không thể thiếu đặc trưng là tính bắt buộc chung, tính cưỡng chế. Bởi nếu chỉ là các quy định, quy phạm điều chỉnh hành vi con người, điều chỉnh quan hệ xã hội thì đó có thể là quy phạm đạo đức, tục lệ,... con người hành động dựa vào lương tâm, thói quen. Tuy nhiên, những quy phạm như vậy không có tính bắt buộc mà chỉ dựa vào ý thức tự do của chủ thể hành động.
Chỉ có pháp luật với tính bắt buộc chung được đảm bảo bằng quyền lực nhà nước mới có sức mạnh to lớn điều chỉnh các quan hệ xã hội và bắt buộc mọi chủ thể trong xã hội phải tuân thủ theo.
Ví dụ về tính bắt buộc của pháp luật thể hiện ở chỗ ai cũng phải tuân theo, ai vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định:
- Pháp luật quy định mọi người khi tham gia giao thông bằng xe máy phải đội mũ bảo hiểm. Ai không tuân thủ theo quy định này thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
Cụ thể, điểm b khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định hành vi tham gia giao thông bằng xe máy không đội mũ bảo hiểm bị phạt tiền từ 400.000 đến 600.000 đồng
- Pháp luật quy định nghiêm cấm các hành vi tàng trữ và mua bán chất ma túy.
Chủ thể có hành vi vi phạm quy định này có thể bị phạt tiền lên đến 40 triệu đồng hoặc chịu khung hình phạt tù cao nhất là tù chung thân (căn cứ Nghị định 144/2021/NĐ-CP).
Qua ví dụ trên, chắc hẳn các bạn đã hiểu rõ hơn về tính bắt buộc chung của pháp luật. Mời bạn đọc tham khảo bài viết có liên quan tại mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Nguyễn Thị Hải Yến
- Ngày:
- Tham vấn:Đinh Ngọc Tùng
Tham khảo thêm
Quy phạm pháp luật là gì? Phân tích cấu trúc của một quy phạm pháp luật và minh hoạ bằng ba ví dụ thực tế
Tính đến thời điểm hiện nay, nước ta có những bản hiến pháp nào?
Hành vi cấm Cán bộ, Công chức thực hiện trong lĩnh vực đất đai 2024
Biểu hiện hành vi sống có đạo đức, kỉ luật, tuân theo pháp luật
Tệ nạn xã hội là gì?
Nhà nước là một hiện tượng bất biến trong xã hội đúng hay sai?
Vi phạm dân sự là gì? Ví dụ về vi phạm dân sự
Ví dụ thực hiện pháp luật
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Hỏi đáp pháp luật
Bao nhiêu tuổi thì được quan hệ tình dục?
Điểm mới về bồi dưỡng giáo viên triển khai chương trình phổ thông 2018
04 trường hợp đất lấn chiếm vẫn được cấp Sổ đỏ 2024
Điều kiện để được hiến nội tạng cho người khác 2024?
Bị CSGT bắn tốc độ, người lái xe có quyền yêu cầu cho xem hình ảnh?
Công ty được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi nào?