Bạo loạn lật đổ là gì?

Bạo loạn lật đổ là gì? Bạo loạn lật đổ vẫn là một vấn đề mà các quốc gia cần thực hiện phòng chống chứ không chỉ riêng Việt Nam. Những hoạt động bạo loạn lật đổ có thể khiến chính trị nước đó bị ảnh hưởng và có thể ảnh hưởng đến nền hòa bình của đất nước. Vậy bạo loạn lật đổ là những hành động gì? Bạo loạn ở Việt Nam là gì? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

1. Bạo loạn lật đổ ở Việt Nam là gì?

Khái niệm bạo loạn lật đổ

Bạo loạn lật đổ ở Việt Nam là hành động chống phá bằng bạo lực có tổ chức do lực lượng phản động đối lập trong nước hoặc cấu kết với nước ngoài, tiến hành nhằm lôi kéo quần chúng nhân dân được gây rối an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội hoặc nhằm lật đổ chính quyền. Bạo loạn lật đổ mang tính chất đối kháng quyết liệt, một mất một còn giữ cách mạng và phản cách mạng.

Có thể thấy bạo loạn lật đổ là hoạt động có mục đích nhằm lật đổ nhà nước chính quyền của Việt Nam, nhằm lật đổ xã hội chủ nghĩa. Khi tiến hành bạo loạn lật đổ, những thế lực thù địch thường kích động những phần tử quá khích trong xã hội, bất mãn với chính quyền, thực hiện những hành động gây rối làm mất ổn định trật tự xã hội ở một số khu vực và trong thời gian nhất định. Nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời thì sẽ tiến tới lật đổ chính quyền địa phương và trung ương.

Bạo loạn lật đổ là gì?
Bạo loạn lật đổ là gì?

2. Ví dụ về bạo loạn lật đổ ở Việt Nam

Bạo loạn ở nước ta hay trên thế giới đều giống nhau và được sử dụng nhiều hình thức đa dạng, ví dụ về việc bạo loạn lật đổ như:

Ví dụ 1: Hành vi gây rối tại Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận vào năm 2018, những người thực hiện hành vi đã hủy hoại tài sản, chống phá người thi hành công vụ và khiến nhiều chiến sĩ công an bị thương. Qua điều tra thì những kẻ phạm tội khai nhận đã được cho tiền để kích động và đập phá. Có thể thấy những kẻ phạm tội đã cố tình thực hiện hành vi bạo lực đến cơ quan nhà nước.

Ví dụ 2: Hoạt động biểu tình cũng diễn ra tại Bình Thuận vào tháng 6 năm 2018. Đây là hoạt động biểu tình, bạo loạn gần nhất trong những năm trở lại đây, những kẻ chủ mưu đã lợi dụng lý do đặc khu kinh tế và Luật an ninh mạng đang được nhà nước dự thảo để kích động nhân dân. Lực lượng biểu tình đã đi đến các hướng và cơ quan nhà nước để thực hiện biểu tình nhưng được cơ quan nhà nước ngăn chặn.

3. Có mấy hình thức bạo loạn lật đổ

Hiện có 3 hình thức bạo loạn lật đổ là:

  • Bạo loạn chính trị: Chính là những hành động gây ảnh hưởng đến chính trị của quốc gia;
  • Bạo loạn vũ trang: Là những hành động vũ lực, sử dụng vũ khí để gây mất trật tự xã hội.
  • Bạo loạn chính trị kết hợp vũ trang.

4. Mối quan hệ giữa bạo loạn lật đổ với chiến lược diễn biến hòa bình

Giữa bạo loạn lật đổ và chiến lược diễn biến hòa bình có mối quan hệ khá mật thiết:

- Bạo loạn lật đổ là một phần trong chiến lược diễn biến hòa bình: Diễn biến hòa bình được tiến hành bởi những nhiều biện pháp buộc đối phương trong cùng một lúc phải đối phó với nhiều thế lực nhiều hoạt động chống phá tạo ra một tình thế hỗn loạn để lật đổ chế độ chính trị quốc gia. Do vậy nên bạo loạn lật đổ là một phần của chiến lược diễn biến hòa bình.

Nên khi đấu tranh chống diễn biến hòa bình phải gắn liền với đấu tranh phòng, chống bạo loạn lật đổ và ngược lại.

- Những hoạt động của chiến lược diễn biến hòa bình là điều kiện để thực hiện bạo loạn lật đổ: Khi thế lực thù địch tiến hành chiến lược diễn biến hòa bình sẽ nhằm làm cho nội bộ nước đó suy yếu dần, mất kiểm soát, rối loạn từ đó thúc đẩy quá trình tự diễn biến, chuyển hóa, lúc này chúng lợi dụng thời cơ để tổ chức lực lượng tiến hành bạo loạn lật đổ chính quyền, xóa bỏ chế độ chính trị của nước ta. Có thể thấy để bạo loạn lật đổ thành công thì cần có một giai đoạn làm suy yếu nội bộ chính quyền nên phải luôn cảnh giác với những thông tin ảnh hưởng đến nhà nước.

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Bạo loạn lật đổ là gì? Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật chuyên mục Là gì? liên quan.

Đánh giá bài viết
2 745
0 Bình luận
Sắp xếp theo