Những thay đổi về lương hưu từ 2020
Năm 2020 được xem là cột mốc đáng chú ý của chính sách bảo hiểm xã hội khi có khá nhiều thay đổi tác động đến hầu hết những người tham gia. Và phần lớn những thay đổi đó đều liên quan đến chế độ hưu trí.
Quy định về chế độ hưu trí từ năm 2020
Vấn đề nghỉ hưu luôn được người lao động đặc biệt quan tâm, nhất là đối với những người lao động đã đủ điều kiện nghỉ hưu hoặc những người lao động đã gần đến tuổi nghỉ hưu. Vậy trong năm 2020 tới đây, quy định về nghỉ hưu có điểm gì mới. Mời các bạn cùng theo dõi trong nội dung sau đây của HoaTieu.vn.
Theo quy định tại Điều 56 và Điều 74 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, dù tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hay tự nguyện thì lương hưu của một người đều được xác định theo công thức:
Mức lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu x Mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH
Trong đó, tỷ lệ hưởng lương hưu thấp nhất là 45% và cao nhất là 75%.
Vấn đề đặt ra, mức lương hưu này lại phụ thuộc vào đối tượng hưởng là nam hay là nữ, cũng như thời điểm bắt đầu hưởng.
Chính vì vậy, năm 2020 với những thay đổi dưới đây thì chắc chắn lương hưu cũng sẽ thay đổi:
1. Tăng số năm đóng bảo hiểm làm căn cứ xác định tỷ lệ hưởng lương hưu của lao động nam
Căn cứ pháp lý: Điểm a khoản 2 Điều 56 và điểm a khoản 2 Điều 74 Luật Bảo hiểm xã hội.
Quy định này nêu rõ, lao động nam nghỉ hưu vào năm 2020 thì số năm đóng BHXH tương ứng với tỷ lệ 45% phải là 18 năm. Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động được tính thêm 2%.
Ví dụ: Năm 2020, ông A có 30 năm đóng BHXH và đã đến tuổi nghỉ hưu. Mức lương hưu hàng tháng của ông A được tính như sau: 18 năm đóng BHXH = 45%; 12 năm còn lại x 2% = 24%. Như vậy, ông A được hưởng 69% mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH.
Trong khi trước đây, nếu nghỉ hưu vào năm 2018 thì số năm đóng BHXH là 16 năm, năm 2019 là 17 năm.
Đối với lao động nữ, cách tính lương hưu không có gì thay đổi vào năm tới.
2. Tăng tuổi hưởng lương hưu khi bị suy giảm khả năng lao động
Căn cứ pháp lý: Điểm a khoản 1 Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội.
Sự thay đổi này ảnh hưởng tới cả lao động nam và lao động nữ bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
Cụ thể, từ năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu. Tuy nhiên, từ năm 2020, nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng chế độ hưu.
3. Thay đổi cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH
Căn cứ pháp lý: Điểm e khoản 1 Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội.
Đáng chú ý, chỉ áp dụng với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương này mà không áp dụng với người lao động có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.
Theo đó, nếu người lao động tham gia BHXH từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
(Giai đoạn trước, tham gia BHXH từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2019 thì mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tính theo 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu).
4. Tăng lương cơ sở, lương tối thiểu vùng
Với lương cơ sở, theo lộ trình tăng lương cho cán bộ, công chức, viên chức được Bộ Chính trị nêu tại Nghị quyết 27-NQ/TW, lương cơ sở năm 2020 sẽ tiếp tục tăng, đảm bảo không thấp hơn chỉ số giá tiêu dùng và phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Với lương tối thiểu vùng, theo dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng, mức lương tối thiểu vùng năm 2020 sẽ tăng 5,5% (từ 150.000 - 240.000 đồng) so với năm 2019.
Và như vậy, nếu được thông qua, việc tăng lương cơ sở, lương tối thiểu vùng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH của người tham gia (mức lương tháng đóng BHXH bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng và không cao hơn 20 tháng lương cơ sở).
Đồng thời, cùng với quy định "Chính phủ điều chỉnh lương hưu trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế phù hợp với ngân sách Nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội" (theo Điều 57 Luật Bảo hiểm xã hội) thì đồng nghĩa với việc, lương cơ sở, lương tối thiểu vùng tăng sẽ là tiền đề cho việc tăng mức lương hưu hàng tháng của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trên cả nước.
Tham khảo thêm:
Tham khảo thêm
Nghỉ hưu năm 2019, mức lương tính thế nào? Cách tính lương hưu - Mức hưởng hàng tháng mới nhất
Điểm mới về trợ cấp nhà giáo nghỉ hưu Chế độ trợ cấp đối với nhà giáo đã nghỉ hưu chưa được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên trong lương hưu
Hướng dẫn tính lương hưu và trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu 2023 Công thức tính lương hưu mới nhất
Quy định về nghỉ hưu trước tuổi năm 2023 Chế độ nghỉ hưu trước tuổi hiện nay
Những trường hợp nghỉ hưu trước tuổi vẫn hưởng nguyên lương 2020 Các trường hợp nghỉ hưu sớm mà không bị trừ tỷ lệ lương hưu
Lương hưu và trợ cấp một lần khi nghỉ hưu Cách tính lương hưu và trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu
- Chia sẻ bởi:
- Ngày:

Mới nhất trong tuần
-
Điểm mới Lịch nghỉ tết âm lịch 2023
-
Hướng dẫn khai lý lịch viên chức 2023
-
Giờ làm việc ban đêm 2022 được tính từ giờ nào đến giờ nào?
-
Cách tính lương ngày phép 2023
-
Phụ cấp giáo viên vùng đặc biệt khó khăn 2023
-
Bảng lương viên chức 2023
-
Thủ tục xét tuyển đặc cách viên chức 2022
-
Chế độ làm việc của nhân viên trường học năm 2023
-
Hợp đồng lao động bằng lời nói áp dụng trong trường hợp nào?
-
Tiết chào cờ có được tính vào tiết dạy không?