Quy định về sử dụng còi trong điều khiển giao thông ra sao?

Quy định sử dụng còi trong điều khiển giao thông

Việc sử dụng âm hiệu còi trong điều khiển giao thông của cảnh sát điều khiển giao thông được quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2016/BGTVT. Nội dung chi tiết mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Hỏi:

Tôi thường thấy cảnh sát dùng còi để điều khiển giao thông ở các ngã ba, ngã tư. Vậy tiếng còi khác nhau thể hiện hiệu lệnh gì?

Quy định về sử dụng còi trong điều khiển giao thông

Trả lời:

Quy định về việc sử dụng âm hiệu còi trong điều khiển giao thông của cảnh sát điều khiển giao thông được thể hiện rõ tại Điều 7.3, chương 2 (Hiệu lệnh điều khiển giao thông), thuộc Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2016/BGTVT.

Cụ thể:

Một tiếng còi dài, mạnh là ra lệnh dừng lại.

Một tiếng còi ngắn là cho phép đi.

Một tiếng còi dài và một tiếng còi ngắn là cho phép rẽ trái.

Hai tiếng còi ngắn, thổi mạnh là ra hiệu nguy hiểm đi chậm lại.

Ba tiếng còi ngắn thổi nhanh là báo hiệu đi nhanh lên.

Thổi liên tiếp một, nhiều lần, mạnh là báo hiệu phương tiện dừng lại để kiểm tra hoặc báo hiệu phương tiện vi phạm.

Hiệu lệnh còi là một trong những hiệu lệnh điều khiển giao thông mà người điều khiển phương tiện phải đặc biệt lưu ý tại các khu vực giao nhau của đường bộ như ngã ba, ngã tư. Điều này giúp cảnh sát điều khiển giao thông thuận tiện hơn trong việc điều tiết các luồng xe, bản thân các tài xế cũng sẽ tránh bị phạt vì không tuân thủ hiệu lệnh.

Đánh giá bài viết
1 472
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi