Mối quan hệ giữa kỉ luật và dân chủ là?
Mối quan hệ giữa kỉ luật và dân chủ là? Dân chủ và kỉ luật tạo nên sức mạnh của tập thể? Dân chủ là kỷ luật là hai yếu tố quan trọng trong một tổ chức. Vậy Mối quan hệ giữa kỉ luật và dân chủ là? Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây để biết thông tin chi tiết.
Mối quan hệ giữa Dân chủ và kỉ luật
Dân chủ và kỷ luật là 2 yếu tối quan trọng, có mối quan hệ mật thiết với nhau trong một tổ chức, cộng đồng hoặc xã hội. Một tổ chức có dân chủ và kỷ luật là một tổ chức vững mạnh, các cá nhân trong đó được tạo cơ hội phát triển tốt nhất. Vậy mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật là gì? Mời các bạn đi tìm lời giải cùng Hoatieu.vn nhé.
1. Mối quan hệ giữa kỉ luật và dân chủ là?
A. Dân chủ là động lực để kỉ luật được thực hiện.
B. Dân chủ là mục đích để kỉ luật được thực hiện.
C. Dân chủ là nội dung của kỉ luật.
D. Kỷ luật là điều kiện để đảm bảo cho dân chủ được thực hiện
Trả lời đáp án D. Mối quan hệ giữa kỉ luật và dân chủ là Kỉ luật là điều kiện để đảm bảo cho dân chủ được thực hiện.
2. Mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật
Tìm hiểu thêm: Khái niệm Dân chủ và Kỉ luật
Dân chủ và kỉ luật là hai yếu tố quan trọng trong một xã hội, tổ chức, chúng có tác động qua lại với nhau trong mối quan hệ mật thiết:
- Dân chủ giúp mọi người cùng nhau đóng góp ý kiến, xây dựng công việc chung, còn kỉ luật là điều kiện để dân chủ được phát huy ổn định.
- Dân chủ và kỉ luật giúp mọi người phát huy được khả năng của mình trong các công việc xã hội, những ý kiến sáng tạo được rèn luyện qua nhiều thời gian thì khả năng sáng tạo của con người càng tốt hơn.
Như vậy nên dân chủ và kỷ luật luôn tạo nên một môi trường phát triển tốt cho con người trong xã hội.
3. Chứng minh mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật tạo nên sức mạnh
Dân chủ giúp mỗi người đóng góp ý kiến, xây dựng một tập thể vững mạnh. Dân chủ còn tạo nên sự thống nhất, công bằng, bình đẳng và văn minh trong một tập thể nhất định.
Còn kỷ luật tạo nên sự thống nhất về mặt tổ chức, và còn đảm bảo cho dân chủ được thực hiện. Những nội quy của kỷ luật giúp tập thể luôn tự giác, chủ động, không ỷ lại xây dựng nên một tập thể luôn phát triển. Những yếu tố dân chủ và kỷ luật hỗ trợ qua lại lẫn nhau. Khi cả dân chủ và kỷ luật được tồn tại song song thì tập thể có thể phát triển vững mạnh và ổn định.
Vậy nên trong một tập thể mà ở đó mọi người được đóng góp công sức và ý kiến cho một công việc thì công việc đó sẽ luôn được đi theo hướng tốt nhất, còn kỷ luật sẽ hỗ trợ những ý kiến đó được thực hiện trong tập thể đó.
4. Trình bày ý nghĩa mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật?
Ý nghĩa của dân chủ và kỉ luật chúng ta sẽ thấy rõ hơn trong một tổ chức, xã hội hay một nhóm người. Khi mọi dân chủ và kỉ luật đều được phát huy thì chắc chắn những công việc của một tổ chức hay nhóm người đều có được hiệu quả rõ rệt nhất.
Bởi thế mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật càng khăng khít chặt chẽ thì những việc của một nhóm sẽ càng suôn sẻ và có được những kết quả tốt. Hoặc chỉ trong một mối quan hệ khi mọi thứ đều bình đẳng và hai bên đều hiểu được nguyên tắc của nhau về chắc chắn mối quan hệ đó sẽ bền vững hơn.
Ví dụ bạn đang trong một nhóm bàn bạc về việc cùng nhau đi du lịch và để mọi người để thoải mái đi chơi thì cần cùng nhau góp ý kiến, kế hoạch và thống nhất với nhau. Khi mọi việc được xây dựng khi mọi người đều chấp thuận thì chắc chắn chuyến đi du lịch đó sẽ rất ý nghĩa với các bạn. Còn nếu như công việc mà chỉ có một người quyết định rồi sắp xếp thì chắc chẵn sẽ có cá nhân thích hoặc không thích điều đó, từ đó thì việc đi du lịch chẳng còn ý nghĩa nữa rồi.
Bởi vậy ở trong bất kỳ mối quan hệ nào đều cần có sự dân chủ và kỉ luật đi cùng với nhau thì mối quan hệ đó sẽ bền vững hơn.
=> Như vậy, dù là cá nhân hay tổ chức xã hội thì đều cần có sự kết hợp hài hòa giữa dân chủ và kỉ luật; để đảm bảo thực hiện tốt dân chủ thì phải có kỉ luật làm điều kiện. Mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau hoặc trong cùng tổ chức sẽ luôn bền vững nếu cân bằng tốt 2 yếu tố này.
5. Ví dụ về mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật
Dưới đây là một số ví dụ về mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật, lợi ích khi cá nhân, tổ chức duy trì tốt mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật.
Ví dụ 1: Trong cơ quan, cán bộ, công chức, người lao động được thoải mái bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình về công việc cụ thể ở đơn vị => Đó là dân chủ.
Tuy nhiên, dân chủ cũng phải trong khuôn khổ, dân chủ không đồng nghĩa với việc cán bộ, công chức được tự do làm việc theo ý mình thích, thiếu tính kỷ luật. Mà mọi hoạt động của cán bộ, công chức đều phải vì mục tiêu chung là phát triển, xây dựng tổ chức vững mạnh, phục vụ nhân dân trên tinh thần thượng tôn pháp luật. => Thể hiện tính kỉ luật.
Ví dụ 2: Một nhóm bạn chơi chung với nhau, mọi người bày tỏ quan điểm, thái độ của mình về những điều tốt, điều chưa tốt của đối phương để cùng nhau sửa đổi, giúp nhau phát triển tốt hơn cả trong học tập và công việc =>Dân chủ.
Vì chơi theo nhóm, mỗi người lại có cá tính khác nhau nên nhóm sẽ có những quy tắc chung để tránh mâu thuẫn, dẫn đến rạn nứt tình bạn, như: không nói xấu sau lưng nhau; thẳng thắn góp ý khi ai đó có lỗi; cùng giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn; không làm những việc gây tổn hại đến lợi ích của bạn bè; có trách nhiệm với công việc chung của nhóm... => Kỉ luật.
Khi có sự hài hòa giữa dân chủ và kỉ luật thì tình bạn chơi chung theo nhóm mới bền lâu, đảm bảo chơi với nhau với tình cảm trong sáng, không vụ lợi.
Ví dụ 3: Trong lớp học, học sinh được bày tỏ ý kiến của mình về công việc chung của lớp, quan điểm trong học tập, ý kiến riêng về vấn đề cụ thể với giáo viên... => Dân chủ.
Tuy nhiên, dân chủ không có nghĩa là học sinh được tự do làm những việc theo ý thích. Nhà trường và lớp học có những quy tắc chung, được mọi người thống nhất thực hiện theo. Mỗi học sinh phải tôn trọng và thực hiện đúng theo quy định của trường, lớp. Nếu vi phạm, tùy theo mức độ sẽ phải chấp nhận sự kỉ luật của nhà trường. => Kỉ luật.
Dân chủ luôn đồng hành cùng kỉ luật trong nhà trường. Dân chủ giúp phát huy năng lực tư duy, sáng tạo, khả năng suy nghĩ logic của học sinh. Kỉ luật tạo điều kiện để học sinh làm việc, học tập trong khuôn khổ, có ý thức, trách nhiệm với nhiệm vụ của bản thân hơn.
Trên đây là những phân tích của Hoa Tiêu về vấn đề Mối quan hệ giữa kỉ luật và dân chủ là? Mời các bạn tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật dưới đây:
- Chia sẻ:Vũ Thị Uyên
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công