Tại nơi đường sắt giao cắt đường bộ quyền ưu tiên thuộc về phương tiện nào?

Tại nơi đường sắt giao cắt đường bộ quyền ưu tiên thuộc về phương tiện nào? Ở những khu vực giao nhau có nhiều biển cảnh báo quy định về mức độ ưu tiên của các làn đường, khi gặp biển được ưu tiên thì bạn sẽ được ưu tiên di chuyển theo đúng chiều biển. Tuy nhiên có một số loại đường đặc biển luôn được ưu tiên. Vậy với đường sắt và đường bộ khi giao nhau thì phương tiện nào được ưu tiên?

1. Tại nơi đường sắt giao cắt đường bộ quyền ưu tiên thuộc về phương tiện nào?

A. Xe cứu hỏa

B. Xe cứu thương

C. Phương tiện giao thông đường sắt

D. Ô tô, mô tô và xe máy chuyên dùng

Trả lời đáp án đúng là C. Tại nơi đường sắt giao cắt đường bộ quyền ưu tiên thuộc về phương tiện giao thông đường sắt.

Tại nơi đường sắt giao cắt đường bộ quyền ưu tiên thuộc về phương tiện nào?
Tại nơi đường sắt giao cắt đường bộ quyền ưu tiên thuộc về phương tiện nào?

Bởi vì:

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 điều 25 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định:

1. Trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, cầu đường bộ đi chung với đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt được quyền ưu tiên đi trước.

Có thể thấy quy định này đã nêu rõ rằng phương tiện giao thông đường sắt là tàu hỏa được ưu tiên hơn khi đường sắt giao nhau với đường bộ. Người điều khiển phương tiện trên đường bộ phải chú ý đến cảnh báo giao thông qua đường sắt, dừng lại để chờ tàu đi qua mới được di chuyển để đảm bảo an toàn.

Chúng ta cũng có thể hiểu được nếu pháp luật không quy định rõ thì quyền ưu tiên vẫn là phương tiện trên đường sắt, vì phương tiện này chỉ chạy trên một đường ray cố định, di chuyển không ngừng trên cả quảng đường chỉ khi vào gas tàu. Vì thế ở khu vực giao nhau các phương tiện ở đường bộ phải nhường để tránh va chạm với tàu hỏa.

Trong trường hợp người điều khiển phương tiện, người đi bộ không tuân thủ tín hiệu đường sắt thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại mục 2 và 3 dưới đây.

2. Xử phạt hành chính với người đi bộ vượt rào chắn đường sắt

Cụ thể căn cứ vào khoản 1 điều 47 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 47. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về quy tắc giao thông tại đường ngang, cầu chung, hầm đường sắt

1. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người đi bộ vượt rào chắn đường ngang, cầu chung khi chắn đang dịch chuyển hoặc đã đóng; vượt qua đường ngang khi đèn đỏ đã bật sáng; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường hoặc hướng dẫn của nhân viên gác đường ngang, cầu chung, hầm khi đi qua đường ngang, cầu chung, hầm.

Như vậy với người đi bộ khi đi qua khu vực đường sắt không được phép vượt rào chắn đường khi rào chắn đã đóng, nếu vượt sẽ bị phạt tiền từ 60.000 đến 100.000 đồng. Bởi vì khi rào chắn đóng ở khu vực giao nhau nghĩa là chuẩn bị có tàu đi qua. Nếu như người đi bộ cố tình vượt qua dễ gây tai nạn.

3. Xử phạt hành chính với xe máy không chấp hành hiệu lệnh chỉ dẫn của biển báo khi đi ngang qua đường

Cũng căn cứ vào điều 47 khoản 4 Nghị định 100/2019 được sửa đổi theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 47. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về quy tắc giao thông tại đường ngang, cầu chung, hầm đường sắt

....

4. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn đường ngang, cầu chung; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường khi đi qua đường ngang, cầu chung.

Trường hợp phương tiện là xe máy cố tình vượt rào chắn khu vực giao nhau với đường sắt thì sẽ bị xử phạt hành chính với mức từ 300 đến 400 nghìn đồng.

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về Tại nơi đường sắt giao cắt đường bộ quyền ưu tiên thuộc về phương tiện nào? Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật chuyên mục Là gì? liên quan.

Đánh giá bài viết
1 356
0 Bình luận
Sắp xếp theo