Trưng dụng đất là gì?

Trưng dụng đất là gì? Đây là một khái niệm không còn xa lạ đối với những người sử dụng đất, tuy nhiên vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ khái niệm này cũng như thường nhầm lẫn với việc thu hồi đất. Hoa Tiêu mời các bạn cùng tham khảo bài viết sau để có thể nắm rõ được khái niệm này cũng như các trường hợp trưng dụng đất theo quy định mới nhất.

Trưng dụng đất liên quan đến quyền lợi của người dân và có nhiều quy định phức tạp, do đó khi gặp phải trường hợp này, bạn nên tìm hiểu kỹ các thông tin theo quy định pháp luật hiện hành để bảo vệ quyền lợi của mình.

Trưng dụng đất theo Luật đất đai 2024

1. Trưng dụng đất là gì?

Hiện nay, không có quy định cụ thể giải thích như thế nào là trưng dụng đất. Tuy nhiên, căn cứ vào các quy định pháp luật có liên quan và quy định cụ thể tại Điều 90 Luật Đất đai 2024, có thể hiểu:

Trưng dụng đất là việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tạm thời sử dụng đất của cá nhân, tổ chức trong một số trường hợp đặc biệt, nhằm phục vụ cho mục đích chung của quốc gia.

Điều này có nghĩa là Nhà nước sẽ "mượn tạm" đất của bạn một thời gian nhất định để thực hiện các công việc như xây dựng công trình phòng chống thiên tai, hoặc phục vụ mục tiêu quốc phòng, an ninh.

2. Các trường hợp trưng dụng đất 2024

Theo khoản 1 Điều 90 Luật Đất đai 2024, Nhà nước trưng dụng đất trong trường hợp thật cần thiết, như:

- Thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh: Xây dựng các công trình quân sự, căn cứ quân sự, kho tàng vũ khí,...

- Trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai: Xây dựng các công trình phòng chống lũ lụt, sạt lở, xây dựng đường giao thông phục vụ công tác cứu trợ,...

Đặc biệt, quyết định trưng dụng đất phải được thể hiện bằng văn bản và có hiệu lực thi hành kể từ thời điểm ban hành.

3. Ai có thẩm quyền trưng dụng đất?

Tại Khoản 3 Điều 90 Luật Đất đai 2024 quy định những người sau có thẩm quyền quyết định trưng dụng đất, quyết định gia hạn trưng dụng đất, gồm:

1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng

2. Bộ trưởng Bộ Công an

3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải

4. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

5. Bộ trưởng Bộ Y tế

6. Bộ trưởng Bộ Công Thương

7. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

8. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

9. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện

Lưu ý: Người có thẩm quyền quyết định trưng dụng đất, quyết định gia hạn trưng dụng đất không được ủy quyền

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Là gì? thuộc mảng Hỏi đáp pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
4 9
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi