Kiến nghị là gì? Kiến nghị và đề nghị khác nhau như thế nào?

Kiến nghị là gì? Kiến nghị và đề nghị khác nhau như thế nào? Nhiều người thắc mắc về hai khái niệm này khác nhau như thế nào? Để phân biệt cụ thể mời bạn đọc tham khảo nội dung bài viết dưới đây.

1. Kiến nghị là gì?

Kiến nghị theo quy định Luật tiếp công dân là "Kiến nghị, phản ánh là việc công dân cung cấp thông tin, trình bày ý kiến, nguyện vọng, đề xuất giải pháp với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền về những vấn đề liên quan đến việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, công tác quản lý trong các lĩnh vực đời sống xã hội thuộc trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đó."

Như vậy thực chất kiến nghị là một văn bản trình bài ý kiến nguyện vọng của cá nhân, cơ quan tổ chức về vấn đề liên quan đến việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật liên quan đến lợi ích chính đáng của cá nhân, cơ quan, tổ chức, đơn vị đó.

Kiến nghị thể hiện việc áp dụng những chủ trường, đường lối, chính sách, pháp luật của nhà nước có phần chưa phù hợp dẫn đến các hoạt động bình thường và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức.

Vì thế người dân kiến nghị mong muốn nhà nước có biện pháp, giải pháp, hình thức quản lý khắc phục những vấn đề liên quan đến lĩnh vực do những chính sách chưa hợp đã thực hiện trước đó.

2. Đề nghị là gì?

Đề nghị là một văn bản của cá nhân, tổ chức, đơn vị về thông tin, hướng giải quyết của một vấn đề đề nghị với cá nhân, cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quyết định vấn đề đó.

Về cơ bản thì đơn đề nghị cũng là văn bản nhưng nội dung về vấn đề về một lĩnh vực của xã hội cần cơ quan có thẩm quyền ra chính sách, quy định để giải quyết vấn đề đó. Vấn đề được đề nghị thường là vấn đề lớn xảy ra với nhiều đối tượng mà chưa có chính sách, quy định để khắc phục.

3. Kiến nghị và đề nghị khác nhau như thế nào?

Phân biệt kiến nghị và đề nghị. Để biết sự khác nhau của kiến nghị và đề nghị thì mời bạn tham khảo nội dung bảng dưới đây:

Tiêu chíKiến nghịĐề nghị
Hình thứcVăn bảnVăn bản
Đối tượng thực hiệnCá nhân, tổ chức gửi đến cá nhân, đơn vị, tổ chức, cơ quan có thẩm quyền giải quyết.Cá nhân, tổ chức gửi đến cá nhân, đơn vị, tổ chức, cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Nội dungTrình bày ý kiến, nguyện vọng của cá nhân, tổ chức về vấn đề chính sách, chủ trương, đường lối của cơ quan nhà nước về một lĩnh vực có ảnh hưởng đến lợi ích của cá nhân, tổ chức đóTrình bày ý kiến, thông tin, giải pháp về một vấn đề trong xã hội mà chưa có chính sách, chủ trương, đường lối cụ thể để khắc phục
Mục đíchMong muốn có chính sách, đường lối, chủ trương mới phù hợp và khắc phục tình trạng do những quy định chưa phù hợp trước đóMong muốn có chính sách, quy định để giải quyết vấn đề đang tồn tại
Ví dụĐơn kiến nghị về vấn đề triển khai thực hiện các dự án thuỷ điện làm ảnh hưởng xấu đến sản xuất, sinh hoạt và văn hoá của khu vực dân cư vùng hạ lưu

Đơn đề nghị miễn giảm thuế

Đơn đề nghị được hưởng trợ cấp thất nghiệp

Như vậy trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Kiến nghị là gì? Kiến nghị và đề nghị khác nhau như thế nào? Mời các bạn tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật liên quan.

Đánh giá bài viết
1 1.877
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm