Người lao động được đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động khi nào?
Các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Người lao động được hưởng các chế độ gì khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo đúng quy định của pháp luật? Theo quy định của Bộ Luật Lao động năm 2019, khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật, sẽ được đảm bảo đủ quyền lợi đáng có. Tuy nhiên, NLĐ cũng sẽ phải chịu những hậu quả pháp lý khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
1. Thế nào là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động?
Khi có ý định chấm dứt Hợp đồng lao động đơn phương thì các bạn cần hiểu định nghĩa theo Pháp luật để có thể có hành động tiếp theo chính xác: Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là việc một trong hai bên (người lao động hoặc người sử dụng lao động) quyết định chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần sự đồng ý của bên còn lại.
Các trường hợp chấm dứt HĐLĐ đúng luật được quy định cụ thể tại Điều 35 Bộ luật Lao động năm 2019, của cả 2 phía người lao động và người sử dụng lao động như sau:
Người lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng | Người sử dụng lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng |
|
|
Xem thêm:
2. Thời hạn thông báo về việc chấm dứt HĐLĐ
Ký kết hợp đồng lao động sẽ đảm bảo quyền lợi của cả người lao động và người sử dụng lao động. Trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động sẽ phải báo trước theo quy định tại Khoản 1, Điều 35, Bộ luật lao động 2019. Cụ thể thời gian báo trước cho người sử dụng lao động trước khi chấm dứt hợp đồng như sau:
Loại Hợp đồng | Thời gian báo cho người sử dụng lao động |
Hợp đồng lao động không xác định thời hạn | Báo trước ít nhất 45 ngày |
Hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng. | Báo trước ít nhất 30 ngày |
Hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng. | Báo trước ít nhất 03 ngày làm việc |
Đối với người lao động làm việc trong một số ngành, nghề, công việc đặc thù được quy định tại Điều 7, Nghị định số 145/2020/NĐ-CP bao gồm:
- Thành viên tổ lái tàu bay; nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay, nhân viên sửa chữa chuyên ngành hàng không; nhân viên điều độ, khai thác bay;
- Người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp; Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
- Thuyền viên thuộc thuyền bộ làm việc trên tàu Việt Nam đang hoạt động ở nước ngoài; thuyền viên được doanh nghiệp Việt Nam cho thuê lại làm việc trên tàu biển nước ngoài;
- Trường hợp khác do pháp luật quy định.
thì thời hạn báo trước khi nghỉ việc như sau:
- Báo trước ít nhất 120 ngày đối với HĐLĐ có thời hạn trên 12 tháng hoặc hợp đồng không xác định thời hạn.
- Báo trước ít nhất một phần tư thời hạn của hợp đồng lao động đối với hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng.
Như vậy người lao động và người sử dụng lao động trước khi chấm dứt hợp đồng lao động cần đảm tuân thủ quy định của Pháp luật về thời hạn thông báo chấm dứt hợp đồng để bên còn lại được được biết để tránh làm ảnh hưởng đến việc tìm kiếm công việc mới đối với người lao động và sắp xếp nhân sự đối với người sử dụng lao động.
Xem thêm:
3. Trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng không cần báo trước
Và để bảo vệ quyền lợi của người lao động, pháp luật cũng quy định tại Khoản 2, Điều 35, Bộ Luật lao động 2019, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước cho người sử dụng lao động trong các trường hợp đặc biệt sau:
(1) Người lao động không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận (trừ các trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật lao động 2019). Cụ thể:
Điều 29. Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động
1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh thì người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm; trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm thì chỉ được thực hiện khi người lao động đồng ý bằng văn bản.
Người sử dụng lao động quy định cụ thể trong nội quy lao động những trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.
2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.
3. Người lao động chuyển sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động được trả lương theo công việc mới. Nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương của công việc cũ thì được giữ nguyên tiền lương của công việc cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu.
4. Người lao động không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm mà phải ngừng việc thì người sử dụng lao động phải trả lương ngừng việc theo quy định tại Điều 99 của Bộ luật này.
(2) Người lao động không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn (trừ trường hợp quy định tại Khoản 4, Điều 97 của Bộ luật lao động 2019).
Điều 97. Kỳ hạn trả lương
......
4. Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.
(3) Người lao động bị cưỡng bức lao động, ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự.
(4) Người lao động bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
(5) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
(6) Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
(7) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
Và khi người lao động nghỉ việc và đơn phương chấm dứt HĐLĐ không báo trước trong 07 trường hợp trên vẫn được tính là nghỉ việc đúng luật và người sử dụng lao động vẫn phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình đối với người lao động nghỉ việc bao gồm:
- Người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc chấm dứt HĐLĐ. Thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động tính từ thời điểm có thông báo chấm dứt hoạt động.
- Người sử dụng lao động phải thực hiện trả đủ tiền lương, trợ cấp cho thời gian làm việc còn thiếu của người lao động.
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, trả lại sổ, quyết định chấm dứt HĐLĐ và các giấy tờ khác đã giữ cho người lao động.
4. Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động sai luật sẽ bị phạt thế nào?
Các trường hợp người lao động nghỉ việc bình thường hoặc không thuộc trường hợp đặc biệt được xem là chấm dứt hợp đồng sai luật và người lao động có thể bị phạt hành chính hoặc không được nhận các quyền lợi trong hợp đồng sau khi chấm dứt HĐLĐ.
Căn cứ theo quy định tại Điều 40, Bộ luật lao động 2019, người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật sẽ không được hưởng một số quyền lợi và có thể bị phạt như sau:
(1) Người lao động không được hưởng trợ cấp thôi việc.
(2) Người lao động phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo HĐLĐ và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo HĐLĐ trong những ngày không báo trước.
(3) Người lao động cũng phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo (chi phí này được quy định tại Điều 62 của Bộ Luật lao động 2019).
Điều 62. Hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề
1. Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.
Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
2. Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Nghề đào tạo;
b) Địa điểm, thời gian và tiền lương trong thời gian đào tạo;
c) Thời hạn cam kết phải làm việc sau khi được đào tạo;
d) Chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;
đ) Trách nhiệm của người sử dụng lao động;
e) Trách nhiệm của người lao động.
3. Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo.
Như vậy, người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng Pháp luật khi có thông báo trước trong khoảng thời gian quy định hoặc thuộc các trường hợp đặc biệt. Nếu chấm dứt hợp đồng trái với quy định của pháp luật cả người lao động và người sử dụng lao động đều phải chịu hậu quả pháp lý.
Vậy nên cần được xem xét cẩn thận khi đơn phương chấm dứt hợp đồng. Để biết thêm thông tin chi tiết cũng như chia sẻ ý kiến, bạn có thể tìm hiểu thêm tại Bộ luật lao động 2019 hoặc để lại bình luận dưới bài viết để mọi người cùng thảo luận.
Trên đây là bài viết về vấn đề Người lao động được đơn phương chấm dứt HĐLĐ khi nào? Mời các bạn xem thêm các bài viết cùng chuyên mục Lao động - Tiền lương, Hành chính trong Hỏi đáp pháp luật của HoaTieu.vn như:
Tham khảo thêm
Nghỉ việc vẫn bị "giam" bằng gốc, người lao động phải làm gì?
Người lao động nghỉ bù Ngày Giỗ Tổ 2025 như thế nào?
Hướng dẫn 4289/NHCS-TDNN về nghiệp vụ cho vay đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài
Hướng dẫn 607/NHCS-TDNN Nghiệp vụ cho vay đi làm việc ở nước ngoài với người lao động thuộc hộ nghèo
Thông tư liên tịch 09/2015/TTLT-BCA-BYT-BTC về Bảo hiểm y tế đối với người lao động, học sinh và thân nhân sĩ quan
- Chia sẻ:Trần Thị Dung
- Ngày:
- Tham vấn:Bùi Thị Phương Dung
Gợi ý cho bạn
-
Cách tính phụ cấp kiêm nhiệm 2023
-
Cách tính tiền lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, Tết 2025
-
Lịch nghỉ Tết dương lịch, âm lịch 2025 của người lao động, cán bộ công chức
-
Lương hưu và trợ cấp một lần khi nghỉ hưu 2025
-
20/10 có được nghỉ không năm 2025?
-
Quy định về nghỉ hưu trước tuổi năm 2025
-
Điều kiện hưởng chế độ nghỉ hưu trước tuổi của cán bộ từ 1/1/2025
-
Người lao động được nghỉ 19 ngày lễ, Tết trong năm 2023
-
Tăng lương cơ sở 2025
-
Quy định tiền thưởng Tết Nguyên đán Quý Mão 2023
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Lao động - Tiền lương
Cách tính lương ngày phép 2025
Điểm mới của Luật sửa đổi Luật Cán bộ công chức và Luật Viên chức
Chế độ cho quân nhân chuyên nghiệp nghỉ hưu
Lương của Thẩm phán, Thư ký Tòa án theo quy định hiện nay?
Tháng 7 năm 2024 có tăng lương không?
Lịch nghỉ Tết dương lịch, âm lịch 2025 của người lao động, cán bộ công chức