Tự ý nghỉ việc không báo trước có phải bồi thường 2024?

Người lao động đơn phương nghỉ việc mà không báo trước liệu có phải hành vi trái pháp luật và phải bồi thường ra sao là câu hỏi rất nhiều người thắc mắc. HoaTieu.vn mời bạn tham khảo tình huống dưới đây để có được câu trả lời.

1. Nghỉ việc không báo trước có phải bồi thường?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Bộ Luật lao động năm 2019 và  Điều 7 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, người lao động có quyền nghỉ việc. Tuy nhiên, phải báo trước với Công ty theo thời hạn trong các trường hợp sau:

Điều 35. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:

a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;

Trong trường hợp người lao động tự ý nghỉ việc mà không báo trước với Công ty theo thời hạn nêu tại khoản 1 Điều 35. Căn cứ quy định tại Điều 39 Bộ Luật lao động 2019 thì hành vi nghỉ việc của người lao động là trái pháp luật và có thể sẽ phải bồi thường.

Điều 39. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định tại các điều 35, 36 và 37 của Bộ luật này.

Đơn xin nghỉ việc 2024

2. Nghỉ việc không cần báo trước khi nào?

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, căn cứ tại khoản 2, Điều 35 Bộ Luật lao động 2019, người lao động được phép nghỉ việc luôn không cần báo trước, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà vẫn được coi là chấm dứt HĐLĐ hợp pháp:

Điều 35. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

....

2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;

b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;

c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;

d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;

e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy

Như vậy, căn cứ theo tình hình thực tế mà người lao động có thể nghỉ việc không cần báo trước vẫn đúng luật trong một số trường hợp đã nêu trên.

Với trường hợp của bản thân, các bạn có thể đối chiếu ở mục 1 và mục 2 để có kế hoạch nghỉ việc thích hợp. Nếu thuộc vào trường hợp nghỉ việc cần báo trước thì kiểm tra kĩ lại hợp đồng lao động và tính chất công việc để có thể đưa ra thời gian nghỉ việc phù hợp.

3. Nghỉ việc không báo trước phải bồi thường bao nhiêu?

Với trường hợp nghỉ việc không cần báo trước, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ không cần báo trước, nên khi nghỉ việc trong tình huống này đồng nghĩa với người lao động không phải bồi thường bất kỳ khoản nào với công ty, cơ sở làm việc.

Trong trường hợp nghỉ việc không báo trước sai quy định thì căn cứ tại Điều 40 của Bộ Luật lao động 2019, có khả năng người lao động phải đối mặt với các khoản bồi thường sau:

Điều 40. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

1. Không được trợ cấp thôi việc.

2. Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.

3. Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.

Tự ý nghỉ việc có phải bồi thường không

Ngoài ra, người lao động có thể phải bồi thường một số khoản khác về máy móc, dụng cụ làm việc,... nếu được ghi trong hợp đồng lao động.

Quy trình nghỉ việc 2024

4. Các khoản tiền người lao động sẽ nhận khi nghỉ việc trước hạn

Khi nghỉ việc trước hạn, người lao động sẽ được nhận những khoản tiền nào? Có 5 khoản tiền mà các bạn sẽ nhận được khi nghỉ việc trước hạn. Đó là:

1. Tiền lương cho những ngày làm việc chưa được thanh toán

2. Tiền trợ cấp thôi việc

3. Tiền trợ cấp mất việc làm

4. Tiền phép năm chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết

5. Tiền trợ cấp thất nghiệp

Thông tin cụ thể và mức hưởng ra sao mời các bạn tham khảo trong bài viết: Những khoản tiền người lao động nhận được khi nghỉ việc trước hạn

Việc nghỉ việc để tìm một công việc mới hoặc theo đuổi những dự định riêng, như là một cánh cửa, bước tiến mới của nhiều người. Lúc đó bạn sẽ bận rộn tìm kiếm các mẫu đơn xin việc chuẩn 2024, chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn xin việc thường gặp,... Tuy nhiên, để các bước nghỉ việc của bạn được suôn sẻ, đúng luận thì hi vọng với bài viết Tự ý nghỉ việc không báo trước có phải bồi thường? đã giải đáp thắc mắc cũng như cung cấp nhiều kiến thức hữu ích cho các bạn. 

Mời tham khảo thêm các bài viết bổ ích khác cùng chủ đề Lao động - Tiền lương tại mục Hỏi đáp pháp luật của HoaTieu như là:

Đánh giá bài viết
1 155
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi